Gia Đình Khỏe AZ
  • Trang chủ
  • Review
    • Sản phẩm tăng cường sinh lý
    • Sản phẩm sinh lý nữ
    • Sản phẩm huyết áp thấp
    • Sản phẩm tiêu hóa
    • Sản phẩm làm đẹp
    • Sản phẩm tiểu đêm
  • Bệnh học
    • Sức khỏe sinh lý nữ
    • Sức khỏe sinh lý nam
    • Vô sinh – hiếm muộn
    • Sức khỏe trí não
  • Y học Đông – Tây
  • Cây thuốc và bài thuốc nam
  • Bật mí
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Review
    • Sản phẩm tăng cường sinh lý
    • Sản phẩm sinh lý nữ
    • Sản phẩm huyết áp thấp
    • Sản phẩm tiêu hóa
    • Sản phẩm làm đẹp
    • Sản phẩm tiểu đêm
  • Bệnh học
    • Sức khỏe sinh lý nữ
    • Sức khỏe sinh lý nam
    • Vô sinh – hiếm muộn
    • Sức khỏe trí não
  • Y học Đông – Tây
  • Cây thuốc và bài thuốc nam
  • Bật mí
No Result
View All Result
Gia Đình Khỏe AZ
No Result
View All Result
Home Bệnh học sa tử cung

Cần làm gì nếu bị sa tử cung khi mang thai?

catvan by catvan
12/08/2020
in sa tử cung
185
Chia Sẻ
1.2k
Lượt Xem
Share on FacebookShare on TwitterShare on Linkedin

Sa tử cung khi mang thai là căn bệnh thường gặp phải ở phụ nữ trong thời kỳ mang thai. Căn bệnh này có những hậu quả khôn lường tới sức khỏe của người mẹ, và thậm chí cả thai nhi. Vậy sa tử cung là bệnh gì? Chị em cần làm gì khi gặp phải chứng bệnh này. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

NỘI DUNG CHÍNH

  • 1. Tổng quan về bệnh sa tử cung khi mang thai
  • 2. Những biến chứng người bệnh gặp phải nếu bị sa tử cung khi mang thai
  • 3. Bị sa tử cung thì có thể mang thai nữa không?
  • 4. Cần làm gì khi bị sa tử cung?

1. Tổng quan về bệnh sa tử cung khi mang thai

Bệnh sa tử cung khi mang thai là gì?

Sa tử cung khi mang thai là hiện tượng tử cung bị tụt xuống âm đạo, hoặc trong một vài trường hợp, tử cung thậm chí có thể nằm ngoài âm đạo và không có khả năng tự co kéo ngược trở lại.

Sa tử cung là bệnh thường gặp ở phụ nữ mang thai
Sa tử cung là bệnh thường gặp ở phụ nữ mang thai

Nguyên nhân dẫn đến bệnh sa tử cung khi mang thai

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng sa tử cung khi đang mang bầu ở chị em là do cơ dây chằng bị kéo căng, dẫn đến không thể cố định vị trí của tử cung trong ổ bụng, khiến tử cung bị sa xuống âm đạo.

Đặc biệt, với đối tượng là các mẹ bầu, chứng bệnh này lại càng dễ bắt gặp hơn với một số nguyên nhân rất đơn giản như:

  • Khi đi vệ sinh, mẹ bầu rặn quá sức do tình trạng táo bón của cơ thể

  • Mẹ bầu tăng cân quá mức trong thời kỳ mang thai, dẫn đến áp lực cho phần xương chậu và cơ thể

  • Thai nhi quá to khiến áp lực trong ổ bụng của mẹ gia tăng đột ngột, cộng với sự thay đổi nội tiết tố khiến tử cung bị mềm và có xu hướng bị sa xuống

Các dạng sa tử cung

Sa tử cung có 2 dạng chính đó là: sa tử cung toàn phần và sa tử cung bán phần.



banner quảng cáo viên uống zlove



Sa tử cung toàn phần là tình trạng tử cung di chuyển xa khỏi vị trí ban đầu, khiến một phần hoặc toàn bộ tử cung xuất hiện ngoài cửa âm đạo.

Sa tử cung bán phần là tình trạng tử cung di chuyển khỏi vị trí vốn có, tiến về phía âm đạo nhưng chưa xuyên qua khu vực này.

2. Những biến chứng người bệnh gặp phải nếu bị sa tử cung khi mang thai

Sa tử cung khi mang thai tưởng chừng là căn bệnh không nguy hiểm nhưng thực chất lại có rất nhiều hậu quả tiềm tàng khó lường tới sức khỏe của mẹ cũng như tình trạng của thai nhi.

Sa tử cung có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm cho mẹ bầu và thai nhi
Sa tử cung có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm cho mẹ bầu và thai nhi

Một số biến chứng nguy hiểm mà mắc chứng sa tử cung khi mang thai có thể kể đến như: sảy thai, sinh non hoặc sinh khó, loét mô, nhiễm trùng đường tiết niệu, cổ tử cung, gây vỡ tử cung khiến tính mạng của mẹ và thai nhi gặp nguy hiểm. Đồng thời chứng bệnh này cũng được xem là nguyên nhân chính dẫn đến việc các bộ phận khác trong cơ thể người mẹ bị dịch chuyển, như trực tràng hoặc bàng quang.

3. Bị sa tử cung thì có thể mang thai nữa không?

Chứng sa tử cung thường gặp nhiều ở các phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, nếu bạn gặp phải chứng sa tử cung bẩm sinh thì liệu có thể mang thai được hay không?

Câu trả lời là hoàn toàn có thể với những trường hợp bị sa tử cung ở cấp độ 1 hay sa tử cung bán phần. Nhưng khi gặp phải bệnh lý này, chị em cần chú ý điều trị dứt điểm trước khi mang thai. Đồng thời trong quá trình mang thai cần thường xuyên đến thăm khám bác sĩ với tần suất đều đặn 2 lần/tuần hoặc ngay khi có các dấu hiệu bất thường với thai nhi.

Đối với các trường hợp bị sa tử cung ở cấp độ 2 hoặc 3 hay sa tử cung toàn phần, việc mang thai là khá nguy hiểm vì có thể dẫn đến tình trạng thai chết lưu hoặc thai dễ bị di chuyển và tuột ra bên ngoài. Vì vậy việc mang thai cần có ý kiến từ bác sĩ để đảm bảo an toàn sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi.

4. Cần làm gì khi bị sa tử cung?

Trong mọi trường hợp bệnh lý, điều đầu tiên chị em cần làm là hết sức bình tĩnh và không tự ý điều trị cho mình tại nhà theo các “mẹo” mà người quen giới thiệu. Tốt hơn, chị em cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín hoặc các bệnh viện lớn tuyến đầu để thực hiện thăm khám, chẩn đoán mức độ của bệnh và có phương hướng điều trị phù hợp.

Bệnh sa tử cung hoàn toàn có thể điều trị dứt điểm
Bệnh sa tử cung hoàn toàn có thể điều trị dứt điểm

Thông thường, với các trường hợp sa tử cung mức độ 1 hay sa tử cung bán phần, bác sĩ có thể sẽ chèn một vòng nâng cao su vào âm đạo, giúp duy trì vị trí và hỗ trợ cho các phần mô chảy xệ. Vòng nâng này sẽ được lấy ra theo định kỳ để làm sạch, tránh gây ra tình trạng viêm nhiễm từ bên trong. Nếu không muốn sử dụng vòng nâng hoặc với mức độ sa tử cung nhẹ, người bệnh có thể sử dụng các thực phẩm bổ sung có tác dụng co hồi tử cung và nâng cơ sàn đáy chậu để giúp kéo các phần cơ bị dão và tụt xuống của tử cung.

Đối với các trường hợp nghiêm trọng hơn, các bác sĩ chuyên ngành sẽ có phương án điều trị cụ thể với từng trường hợp bệnh lý khác nhau.

Chứng bệnh sa tử cung gây nên nhiều hậu quả khó lường với sức khỏe chị em cả trước và trong thời kỳ mang thai. Chị em cần trang bị cho mình kiến thức đầy đủ để luôn khỏe mạnh và tự tin đối phó khi gặp phải chứng bệnh này!

TÀI TRỢ QUẢNG CÁO

banner zlove se khít làm hồng vùng kín
Tags: sa tử cungsa tử cung khi mang thai
Previous Post

Cách làm hồng vùng kín tự nhiên tại nhà

Next Post

[VẠCH TRẦN] Siloflam có thực sự tốt hay chỉ là những lời quảng cáo có cánh? 

catvan

catvan

RelatedPosts

4 mẹo dân gian trị sa tử cung sau sinh bằng cây lá thảo dược
sa tử cung

4 mẹo dân gian trị sa tử cung sau sinh bằng cây lá thảo dược

18/02/2023
449
phau-thuat-sa-tu-cung-nguy-hiem-nhu-the-nao
sa tử cung

Phẫu thuật sa tử cung có nguy hiểm không? Các phương pháp phẫu thuật sa tử cung

16/02/2023
161
bai-tap-sa-tu-cung-me-bau-hieu-qua
sa tử cung

Bài tập chống sa tử cung cho mẹ bầu hiệu quả

10/01/2023
359
Phụ nữ bị sa tử cung nên ăn gì và nên kiêng gì?
sa tử cung

Phụ nữ bị sa tử cung nên ăn gì và nên kiêng gì?

12/01/2023
377
Next Post
viên uống siloflam có tốt không

[VẠCH TRẦN] Siloflam có thực sự tốt hay chỉ là những lời quảng cáo có cánh? 

nam giới yếu sinh lý nên ăn gì

Nam giới yếu sinh lý nên ăn gì và không nên ăn gì để cải thiện?

Gia Đình Khỏe AZ - Giadinhkhoeaz.com

+ Địa chỉ: Khu đô thị Ngoại Giao Đoàn, phường Xuân La, quận Tây Hồ, Hà Nội

+ Email: [email protected]

Chinh sách điều khoản

  • Giới thiệu
  • Chính Sách Quảng Cáo
  • Chính Sách Bảo Mật

Kết nối & Liên hệ

© Bản quyền Giadinhkhoeaz.com – All right reserved

TÀI TRỢ QUẢNG CÁO

banner zlove se khít làm hồng vùng kín
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Review
    • Sản phẩm tăng cường sinh lý
    • Sản phẩm sinh lý nữ
    • Sản phẩm huyết áp thấp
    • Sản phẩm tiêu hóa
    • Sản phẩm làm đẹp
    • Sản phẩm tiểu đêm
  • Bệnh học
    • Sức khỏe sinh lý nữ
    • Sức khỏe sinh lý nam
    • Vô sinh – hiếm muộn
    • Sức khỏe trí não
  • Y học Đông – Tây
  • Cây thuốc và bài thuốc nam
  • Bật mí

DMCA.com Protection Status
© 2020 Bản quyền Gia Đình Khỏe AZ - All right reserved

Powered by GIADINHKHOEAZ
1
Chuyên gia tư vấn?