Bệnh đau mắt đỏ (viêm kết mạc cấp) đang ngày càng lan rộng ở nước ta với số lượng người mắc bệnh tăng 15,68% so với cùng kỳ năm ngoái. Bệnh không những ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh mà còn có thể biến chứng gây ra hiện tượng viêm loét giác mạc, suy giảm thị lực, bội nhiễm… Hãy lắng nghe những chia sẻ về bệnh đau mắt đỏ cũng như cách chữa trị bằng phương pháp bấm huyệt của Lương Y, Dược Sĩ Lâm Hùng – Viện Nghiên cứu và Y Dược Cổ Truyền Phương Đông.
NỘI DUNG CHÍNH
Tổng quan về chứng đau mắt đỏ
Dịch đau mắt đỏ đang bùng phát khi rất nhiều tỉnh thành ghi nhận những ca mắc bệnh từ nhẹ tới nặng mỗi ngày. Đây là bệnh lý xảy ra mọi thời điểm trong năm, đặc biệt là giai đoạn chuyển mùa, thời tiết thay đổi. Bệnh xảy ra với bất cứ đối tượng nào, nhưng thường gặp ở trẻ nhỏ trong lứa tuổi đến trường bởi khả năng lây nhiễm cao.
Theo lương y Lâm Hùng, bệnh đau mắt đỏ là tình trạng các lớp mô trong mí mắt bị tổn thương, viêm đỏ. Bệnh thường khởi phát ở một mắt sau đó lây dần sang mắt thứ hai và thuyên giảm dần. Khi bị bệnh, mắt người bệnh sẽ chuyển màu hồng hoặc đỏ, mí mắt sưng húp, dịch mắt sẽ liên tục chảy và có thể đóng vảy trên lông mi, khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc quan sát.
Triệu chứng thường gặp của bệnh đau mắt đỏ
Lương y cũng cho biết thêm rằng dấu hiệu nhận biết của bệnh đau mắt đỏ khá rõ ràng ngay từ những ngày mắc bệnh đầu tiên, nên chỉ cần chú ý quan sát bạn sẽ biết ngay những người xung quanh, người thân hay chính mình có đang mắc bệnh hay không.
- Mắt đỏ: Một trong những triệu chứng cơ bản của chứng đau mắt đỏ chính là mắt của người bệnh sẽ có những vết đỏ như máu nổi lên. Ban đầu những vết này sẽ có màu hồng đậm, ít sau đó tăng dần và đỏ hết toàn mắt.
- Ngứa hoặc cộm vùng mắt: Thường biểu hiện mắt đỏ sẽ đi kèm với hiện tượng ngứa, cộm trong mắt. Nhiều bệnh nhân có thể cảm thấy rát khi chớp mắt. Triệu chứng này bắt đầu xuất hiện ở một mắt sau đó lan dần sang mắt thứ hai.
- Dịch mắt tiết nhiều: Người bệnh sẽ cảm nhận thấy nước mắt chảy ra nhiều hơn và không thể kiểm soát. Nước mắt có thể kèm cả mủ vàng rất khó chịu. Phần mủ này sẽ đóng thành vầng xung quanh mắt, khiến người bệnh khó có thể quan sát hay mở mắt bình thường.
- Nhạy cảm hơn với ánh sáng: Hầu hết người bị đau mắt đỏ đều cảm thấy nhạy cảm với ánh sáng. Người bệnh không thể mở mắt hoàn toàn để quan sát khi gặp ánh sáng mạnh, hoặc họ sẽ gặp hiện tượng quáng. Với những trường hợp nặng hơn người bệnh có thể bị đau mắt dữ dội, suy giảm thị lực, viêm loét giác mạc…
Nguyên nhân gây ra bệnh đau mắt đỏ
Lương y Lâm Hùng có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra bệnh đau mắt đỏ nhưng chủ yếu là do virus gây lên hoặc do dị ứng.
Hầu hết các ca bệnh được phát hiện trong thời gian gần đây ở nước ta đều đến từ sự lây lan của các chủng virus đau mắt đỏ. Những loại này khi xâm nhập vào cơ thể sẽ tấn công vùng giác mạc dễ bị tổn thương và gây viêm, sưng đỏ. Ngoài ra, virus này rất dễ lây lan thông qua dịch của người bệnh bao gồm nước mắt, nước bọt… vì vậy người bệnh cần chú ý cách ly để tránh lây nhiễm cho người khác.
Phương pháp điều trị đau mắt đỏ bằng bấm huyệt
Phác đồ điều trị chính của chứng đau mắt đỏ hiện nay khá đơn giản, và chưa có cách chữa đặc trị. Chủ yếu là rửa mắt liên tục bằng nước muối sinh lý, tăng cường đề kháng và tránh tiếp xúc trực tiếp với bụi bẩn để bệnh tự khỏi. Với những trường hợp bội nhiễm các bác sĩ có thể kê thêm các loại thuốc nhỏ dạng kháng sinh để ngăn ngừa viêm nhiễm, tránh các biến chứng nguy hiểm của bệnh.
Bên cạnh đó, theo lương y Lâm Hùng, để chữa bệnh đau mắt đỏ này có 5 huyệt chính mà người bệnh có thể bấm hoặc day để giảm triệu chứng của bệnh nhanh chóng. Các thao tác day bấm khá đơn giản, người bệnh có thể tự thực hiện tại nhà.
Huyệt Thái Dương
- Vị trí: nằm ở phần lõm sau đuôi mắt
- Thực hiện: Dùng đầu móng tay ấn nhẹ 50-70 lần cả hai bên
Huyệt Toản Trúc
- Vị trí: Nằm ở phần đầu hai đầu lông mày
- Thực hiện: Tương tự như huyệt Thái Dương, người bệnh cũng dùng hai đầu ngón tay bấm nhẹ vào phần huyệt Toản Trúc từ 50-70 lần.
Huyệt Hợp Cốc
- Vị trí: Chỗ lõm, cuối hai đốt xương giữa ngón trỏ và ngón cái
- Thực hiện: Bấm huyệt liên tục từ 50 -70 lần
Lưu ý: phụ nữ có thai tuyệt đối không bấm huyệt này
Điểm phản xạ vùng mắt ở lòng bàn tay
- Vị trí: Kẽ ngón tay trỏ và ngón tay giữa ở lòng bàn tay
- Thực hiện: Vuốt, nắm bẹo màng ngón tay từ trong ra ngoài từ 50-70 lần
Huyệt Hành Gian
- Vị trí: Huyệt này nằm ở hai bên chân vùng kẽ ngón chân trỏ và ngón chân cái
- Thực hiện: Day liên tục 50-70 lần
Sau khi đã thực hiện lần lượt day, bấm 5 huyệt trên, người bệnh có thể thực hiện lại các bước bấm huyệt từ trên xuống dưới mỗi lần 3- 5 lượt vào các thời điểm buổi sáng, buổi trưa và buổi tối hoặc bất cứ lúc nào người bệnh có thời gian. Người bệnh day/bấm càng nhiều thì triệu chứng đau mắt càng được nhanh cải thiện.
Ngoài việc thực hiện theo các bước điều trị theo yêu cầu của bác sĩ cũng như kết hợp bấm các huyệt như lương y Lâm Hùng đã hướng dẫn ở trên thì việc phòng bệnh này cũng vô cùng quan trọng. Bạn nên hạn chế sử dụng tay chạm vào mắt, mũi miệng, rửa tay thường xuyên bằng dung dịch sát khuẩn khi đã tiếp xúc với dịch của người bệnh… Phòng bệnh tốt bao nhiêu thì dịch đau mắt đỏ dập càng nhanh bấy nhiêu.
Video hướng dẫn bấm huyệt giảm đau mắt đỏ: https://youtu.be/J3HMLqTLni8?si=D7naA4bxA4vkK70z