Bài viết được chia sẻ bởi Tiến sĩ. Bác sĩ CC Ngô Quang Trúc chuyên khoa Tâm thần – Thần kinh, trên trang Y học Bản Địa.
Trầm cảm theo mùa, còn gọi rối loạn cảm xúc theo mùa hay SAD (viết tắt tiếng Anh: Seasonal Affeevtive Disorder), là một rối loạn trầm cảm chủ yếu tái phát, với mô hình theo mùa, thường bắt đầu vào mùa thu và tiếp tục vào các tháng mùa đông. Một loại SAD dưới lưỡi, hay S-SAD thường được gọi là blues mùa đông, ít thường xuyên hơn xảy ra vào mùa xuân hoặc đầu mùa hè. Triệu chứng trung tâm của SAD là tâm trạng buồn và năng lượng thấp. Những người có nguy cơ mắc bệnh cao là sống vị trí địa lý ở xa đường xích đạo.
Bệnh được nghiên cứu và được đặt tên bởi Norman E.Rosenthal tại Viện sức khỏe tâm thần quốc gia Hoa kỳ (NIMH), ông là người phát hiện đầu tiên các dấu hiệu bệnh SAD và nghiên cứu đầu tiên về bệnh này năm 1984.
Người ta ước tính tỷ lệ bị SAD ở Mỹ khoảng nửa triệu người , đặc biệt vùng Alaska chiếm 8,9% dân số, thậm chí còn có thể cao hơn (24,9%), Hà Lan 10% dân số. ¾ số người mắc SAD là phụ nữ. SAD có thể gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên, tuy nhiên người cao tuổi ít bị SAD.
NỘI DUNG CHÍNH
Nguyên nhân
Các nhà khoa học nhận xét: Ở nhiều loài động vật, có hiện tượng hoạt động bị giảm sút trong những tháng mùa đông do bị giảm thức ăn sẵn có và giảm ánh sáng mặt trời và những khó khăn để sinh tồn khi thời tiết giá lạnh. Ngủ đông là một dạng để tồn tại, nhưng ngay cả những loài không ngủ đông cũng có những thay đổi hành vi trong mùa đông.
Nguyên nhân gây SAD đến nay còn chưa được rõ ràng, nhưng có bằng chứng cho rằng bệnh có liên quan đến sự thay đổi của ánh sáng mặt trời.
Có giả thuyết do ít tiếp xúc với ánh sáng mặt trời làm đồng hồ sinh học bên trong cơ thể điều chỉnh cảm xúc, giấc ngủ và hormone bị thay đổi.
Một giả thuyết khác: Do các chất hóa học như chất dẫn truyền thần kinh Serotonine có nhiệm vụ dẫn truyền thông tin giữa các dây thần kinh bị thay đổi ở những người mắc bệnh SAD. Nên người ta tin rằng tiếp xúc với ánh sáng có thể sửa chữa sự mất cân bằng này.
Cuối cùng là Melatonine một chất hóa học được biết là ảnh hưởng đến giấc ngủ, cũng có thể đóng vai trò trong SAD. Một số người tin là việc thiếu ánh sáng mặt trời sẽ kích thích việc sản xuất ra Melotonine. Đây có thể là yếu tố để giải thích các triệu chứng như chậm chạp, buồn ngủ ở người bệnh bị SAD.
Triệu chứng của SAD
Nhìn chung SAD có triệu chứng của một trầm cảm điển hình (trầm cảm chính, trầm cảm chủ yếu) như cảm giác tuyệt vọng và vô dụng, suy nghĩ tự tử, mất hứng thú với các hoạt động, rút dần khỏi thời gian tiếp xúc với xã hội, khó ngủ, khó ăn, khó suy nghĩ tập trung, khó đưa ra đưa ra quyết định, giảm ham muốn tình dục, thiếu năng lượng hoặc kích động.
Với SAD mùa đông người ta còn thấy nhu cầu ngủ tăng, thèm ăn Carbohydrate và tăng cân, còn với SAD mùa hè lại giảm cân, giảm sự thèm ăn (theo Cleveland Clinic).
Hầu hết những người bị SAD đều trải qua trầm cảm lớn, nhưng có đến 20% có thể bị rối loạn cảm xúc lưỡng cực. Chúng ta chú ý điểm này để chẩn đoán và điều trị SAD.
Chẩn đoán bệnh SAD
Theo DSM-IV của Hiệp Hội tâm thần Hoa Kỳ: SAD không được coi là rối loạn riêng biệt, nó được gọi là “chỉ định khóa học” và có thể được áp dụng như một mô tả bổ sung cho mô hình của giai đoạn trầm cảm chính ở bệnh nhân rối loạn trầm cảm chính hoặc bệnh nhân bị rối loạn lưỡng cực.“Công cụ xác định theo mùa” được giải đáp bằng 4 yếu tố sau đây:
- Các giai đoạn trầm cảm xảy ra tại một thời điểm cụ thể trong năm.
- Thuyên giảm trầm cảm hoặc hưng cảm/hypomania tại thời điểm đặc trưng của năm.
- Các tình trạng này phải kéo dài 2 năm mà không có trầm cảm lớn không hợp lý trong thời kỳ đó.
- Giai đoạn trầm cảm theo mùa này vượt xa các giai đoạn trầm cảm khác trong suốt cuộc đời của bệnh nhân.
Nói chung, người ta khuyên nếu có triệu chứng trầm cảm, bạn nên đến khám bác sỹ, nhất là các chuyên gia về sức khỏe tâm thần, để được đánh giá kỹ lưỡng và được chẩn đoán chính xác, vì đôi khi gặp vấn đề thể chất có thể bị trầm cảm; Nhiều khi các triệu chứng của SAD lại là 1 phần của vấn đề tâm thần khác phức tạp hơn.
Điều trị SAD
- Các biện pháp lối sống: Bao gồm nhận càng nhiều ánh sáng tự nhiên càng tốt, tập thể dục thường xuyên và kiểm soát mức độ căng thẳng của bạn…
- Liệu pháp ánh sáng (liệu pháp quang học): Là phương pháp điều trị hiệu quả cho SAD, được cung cấp bởi 1 thiết bị có chứa các ống ánh huỳnh quang màu trắng được phủ bằng 1 màn hình nhựa để chắn tia cực tím, với cường độ ánh sáng phát ra là 10.000 Lux, bệnh nhân không cần nhìn trực diện vào ánh sáng mà chỉ cần đọc hoặc ăn uống trong khi ngồi trước thiết bị ở khoảng cách từ 2-3 feet.
Liệu pháp này nói chung an toàn. Tuy nhiên một số tình huống không thể sử dụng như: bị bệnh tiểu đường, bệnh võng mạc, 1 số loại thuốc…vì nguy cơ có thể làm tổn thương võng mạc mắt. Liệu pháp ánh sáng mạnh có thể gây các triệu chứng hypomania hoặc hưng cảm, do đó những người có rối loạn cảm xúc lưỡng cực khi sử dụng phải có sự giám sát của y tế. Người ta thấy liệu pháp này có một số tác dụng không mong muốn như mỏi mắt, đau đầu, cáu gắt, mệt mỏi, mất ngủ…
- Liệu pháp nói chuyện: Chẳng hạn như liệu pháp hành vi nhận thức (CBT) hoặc tư vấn.
- Thuốc chống trầm cảm: Sử dụng thuốc ức chế tái hấp thu Serotonine có chọn lọc (SSRI) như Fluoxetine, Sertraline…
- Sử dụng vitamin D: vì có quan điểm cho rằng vitamin D quá thấp khi thiếu ánh sáng, tuy nhiên có nghiên cứu cho thấy không có sự liên hệ giữa vitamin D và các triệu chứng trầm cảm ở người cao tuổi Trung Quốc và phụ nữ cao tuổi ở Anh.
- Ion hóa không khí âm, liên quan đến việc giải phóng các hạt tích điện vào môi trường ngủ đã được tìm thấy có hiệu quả cải thiện 47,9% nếu các ion âm có mật độ (số lượng) đủ.
Phòng bệnh
Có nhiều biện pháp để phòng ngừa như dùng liệu pháp ánh sáng vào đầu mùa thu trước khi bạn cảm thấy SAD mùa đông đang đến; Cố gắng dành một lượng thời gian ra ngoài trời mỗi ngày; Tập thể dục 30 phút mỗi ngày, 3 lần/tuần; Tham gia các phong trào xã hội; Ăn một chế độ cân bằng và đủ vitamin và khoáng chất theo khuyến cáo của Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ- FDA, giúp bạn nhiều năng lượng hơn, mặc dù cơ thể đang thèm các loại thực phẩm giàu tinh bột và chất ngọt; Gặp chuyên gia sức khỏe tâm thần để được tư vấn về liệu pháp hành vi và tư vấn về thuốc chống trầm cảm nếu các triệu chứng trầm cảm của bạn cảm thấy nghiêm trọng.
Biên soạn và dịch theo: NCBI/PMC; Cleveland Clinic và Wikipedia tiếng Anh.
Nguồn: TS.BSCC Ngô Quang Trúc/ Yhocbandia.vn