Cảm cúm là 1 cụm từ thông dụng trong dân gian, về thực chất theo đông y cảm chỉ 1 tình trạng cảm nhiễm ngoại tà (ngoại tà bao gồm: phong, hàn, thử, thấp, tá, hỏa) và cảm mạo ám chỉ tình trạng nhiễm phong hàn; cúm là chỉ 1 tình trạng cảm nhiễm phong nhiệt do virus cúm gây ra.
NỘI DUNG CHÍNH
Khái niệm
Cảm cúm là 1 cụm từ thông dụng trong dân gian, về thực chất theo đông y cảm chỉ 1 tình trạng cảm nhiễm ngoại tà (ngoại tà bao gồm: phong, hàn, thử, thấp, tá, hỏa) và cảm mạo ám chỉ tình trạng nhiễm phong hàn; cúm là chỉ 1 tình trạng cảm nhiễm phong nhiệt do virus cúm gây ra.
Như vậy thuận theo nhận thức cũ ta thống nhất với nhau:
Cảm là cảm mạo do phong hàn với triệu chứng nhiễm lạnh, rét run, sợ lạnh, sợ gió, sợ nước lã, đau họng, ho, hắt xì hơi, chảy nước mũi trong loãng nhiều, mạch phù khẩn. Nếu sau 48-72 tiếng mà có bội nhiễm gây sốt, mạch sẽ phù xác.
Cúm đông y gọi là thời hành dịch lệ tức là xảy ra theo từng thời điểm trong năm, theo từng đợt dịch, có sốt, rét run, đau họng, đau ngực, đau khắp mình mẩy tứ chi, đổi tiếng, mạch luôn phù xác và có khả năng lây từ người này sang người khác.
Mùa xuân theo Kinh dịch là mùa của quyết âm phong mộc: khí dương thăng lên, tiết âm còn lại trên trời giáng xuống làm cho muôn vật phát triển động chạy, đây là mùa vừa cảm mạo do phong hàn, phục tà bên trong cơ thể trỗi dậy; vừa cảm nhiễm phong nhiệt do dương khí bắt đầu bốc mạnh.
Cảm mạo
Sau nhiễm lạnh có triệu chứng đã nêu trên, khi người ớn lạnh gai rét khó chịu cần thực hiện ngay các biện pháp sau để tránh dây rưa bội nhiễm:
Sử dụng bài thuốc cổ phương Ma Quế Hạnh Cam thang: Ma hoàng 12g; Quế chi 12g; Hạnh nhân 12g; Cam thảo 8g. Sắc uống ngày 2 thang trong 3 ngày liền, sáng chiều mỗi bữa 1 thang.
Bài thuốc dân gian thứ nhất: Lá tía tô 1 nắm; hành lá nửa lạng; gừng tươi 1 củ. Tía tô và hành đem xắt nhỏ, gừng dùng sống dao đập dập. Khi nồi cháo hoa chín tới đổ tất cả vào, thêm mắm muối, mì chính, hạt tiêu , ăn nóng rồi chùm chăn ngủ cho ra mồ hôi, dậy sẽ khỏi.
Cách nấu cháo hoa: vo 1 nắm gạo tẻ, để ráo nước, khi nồi nước sôi cầm gạo rắc đều, rải kín đáy nồi, đun thêm 5’ bắc ra. Sau 15’ từng hạt gạo nở tung như hoa (vì thế gọi là cháo hoa) Không khuấy đảo, đem đun lại đến khi sôi bắc ra thành cháo hoa.
Bài thuốc dân gian thứ hai: đun sôi nước măng chua, cho vào đó ¼ bát cơm nguội đảo đều, đánh vào 2 quả trứng gà ta, cả lòng đỏ lẫn lòng trắng, dùng đũa đánh tan, trước khi bắc ra cho thêm hành và tía tô đã xắt nhỏ, đổ ra bát húp nóng rồi đắp chăn.
Bài thuốc kinh nghiệm cá nhân của tác giả: đổ 4ml – 10ml thuốc xoa bóp Saman Pharm vào ¼ cốc nước sôi, lắc đều, sau 5’ uống hết. dùng gạc tẩm đẫm thuốc này đánh dọc chính giữa cột sống (mạch đốc) và đường dọc song song 2 bên cột sống, các cột sống 3cm (kinh thái dương bàng quang), đánh cảm đến khi đường giữa và 2 bên đều đỏ ửng thì đắp chăn cho ngủ, đợi vã mồ hôi sẽ khỏi.
Cúm
Chỉ cảm nhiễm phong nhiệt do dịch virus cúm với triệu chứng như đã nêu ở trên.
Bài thuốc cổ phương: Tang cúc ẩm gồm có Cúc hoa 12g; Lá dâu 12g, Bạc hà 12g, Cát cánh 12g, Hạnh nhân 12g, Liên kiều 12g, Cam thảo 8g, Rễ sậy 12g (còn gọi là Lô căn).
Bài thuốc này có thể nhớ như sau:
“Cúc hoa, Tang diệp là quân
Bạc hà, Cát cánh, Hạnh nhân là thần
Liên kiều, Cam thảo, Lô căn
Vừa tá vừa sứ chỉ cần thế thôi”
Sắc uống mỗi ngày 2 thang trong 3 ngày. Nếu sốt cao thêm Thạch cao 40g. Nếu rét run thêm Sài hồ 16g. Nếu đau họng thêm Thăng ma, Huyền sâm, Sơn đậu căn mỗi thứ 12g.
Bs. Hoàng Sầm
Nghiên cứu viên cao cấp
Viện Y Học Bản Địa Việt Nam
Doctor SAMAN