Rất nhiều chị em đã và đang cho con bú gặp phải tình trạng mọc mụn xung quanh nhũ hoa, đây là một hiện tượng hết sức bình thường, lành tính và xuất hiện phổ biến giống bệnh paget vú. Tuy nhiên chị em cũng không nên coi thường, bởi đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm mà chị em cần lưu tâm, để ý phát hiện sớm và có biện pháp điều trị phù hợp.
Ở nhiều thời điểm trong chu kỳ phát triển và trưởng thành của nữ giới sẽ xuất hiện một số dấu hiệu mọc mụn ở vùng đầu hay xung quanh ngực, khu vực nhũ hoa với biểu hiện là những mảng da đỏ hơi sưng nhẹ nổi lên, mụn thông thường có dạng đầu hơi trắng nhẹ thì đây là những triệu chứng lành tính, phổ biến, dễ dàng điều trị bằng các bài thuốc đơn giản.
Tuy nhiên, khi tình trạng mụn mọc dạng mủ, các nốt xuất hiện đi kèm dấu hiệu sưng đau, ngứa ngáy khó chịu, gây đỏ da hay phát ban diện vừa hoặc rộng thì chị em nên cảnh giác và tìm đến ngay cơ sở y tế gần nhất để chẩn đoán và điều trị.
NỘI DUNG CHÍNH
Vậy đâu là nguyên nhân gây nên tình trạng mọc mụn xung quanh nhũ hoa?
Các nốt mụn mọc ở vùng da quanh nhũ hoa hay trên bầu ngực có thể do tác động từ rất nhiều nguyên nhân, biến chứng nặng nhất ở chị em đang có con bú có thể dẫn đến tình tràng áp xe khó kiểm soát và gây đau đớn nếu không được điều trị kịp thời.
Một số nguyên nhân có thể nhắc đến chị em lưu ý như sau:
- Tuyến bã nhờn xung quanh nhũ hoa giúp bôi trơn với nhiều kích thước khác nhau, biểu hiện ra các hạt nhỏ li ti màu trắng, chúng hoạt động mạnh mẽ hơn trong quá trình mang thai hay cho con bú ở chị em phụ nữ, có tác dụng tiết dầu, ngăn ngừa khô da, bôi trơn và kháng khuẩn hiệu quả, đồng thời tác dụng giúp bé dễ tìm đầu ti khi mẹ cho con bú. Nhiều chị em vẫn hay lầm tưởng các hạt do tuyến bã nhờn là mụn, các hạt này sẽ biến mất ngay sau quá trình mẹ cai sữa cho bé.
- Bệnh lý nhiễm trùng nấm men trên phần nhũ hoa gây nên tình trạng mụn đi kèm phát ban và lây lan nhanh chóng ra các vùng xung quanh với triệu chứng mẩn đỏ hay ngứa ngáy, khó chịu
- Mụn trứng cá đầu trắng nhỏ do đổ nhiều mồ hôi, đặc biệt dễ xuất hiện ở cơ thể những chị em thường xuyên tập luyện thể thao với cường độ lớn
- Bệnh lý áp xe vùng quầng vú và có thể dẫn đến viêm vú trong quá trình cho con bú, bệnh lý kích thích sự tích tụ mủ trong mô vú có thể biểu hiện ra bên ngoài với tình trạng mụn, đau nhức, khó chịu, đặc biệt nếu tình trạng xảy ra ở phụ nữ không cho con bú thì có thể là cảnh báo của bệnh lý ung thư vú vô cùng nguy hiểm.
Mọc mụn ở đầu nhũ hoa trong quá trình cho con bú có thực sự nguy hiểm không?
Mọc mụn xung quanh nhũ hoa khi cho con bú vô cùng phổ biến ở chị em phụ nữ, biểu hiện lành tính là các đốm trắng ở đầu vú mẹ, được hình thành do sự tích tụ lượng mỡ thừa gây tắc hoặc là do tế bào màng da chết không được vệ sinh kỹ, tích lâu ngày gây bít tắc lỗ chân lông tạo thành những nốt mụn quanh vùng đầu nhũ hoa của mẹ. Đây cũng có thể được coi là dấu hiệu cảnh báo tình trạng tắc tuyến sữa mẹ cần điều trị kịp thời.
Nguyên nhân khiến mẹ gặp phải tình trạng mọc mụn xung quanh nhũ hoa xuất phát từ chính quá trình vận động hay chế độ dinh dưỡng với hàm lượng quá nhiều chất béo gây nên, vì thế mẹ đặc biệt nên lưu ý tránh các loại thực phẩm giàu mỡ, bơ, phô mai hay chân giò, các món xào rán….
Giải pháp điều trị mọc mụn xung quanh nhũ hoa chị em có thể tham khảo
Trong quá trình cho con bú, mẹ có thể tham khảo một vài giải pháp dưới đây để cải thiện tình trạng mọc mụn vùng nhũ hoa
- Tích cực cho con bú bên phần có xuất hiện các mụn đốm trắng, kích thích khi con đói để được tác động lực lớn hơn,cho kết quả tốt nhất, các mẹ có thể sẽ phải chịu đau một chút nhưng giúp mẹ đào thải lượng chất béo tích tụ cũng như giảm thiểu tối đa tình trạng tắc tia sữa hiệu quả
- Nếu tình trạng mụn nặng hơn và áp dụng phương pháp trên chưa hiệu quả, mẹ có thể vệ sinh tay sạch sẽ sau đó dùng kim đã sát khuẩn cồn chấm nhẹ lên các nốt nổi mụn
Lời khuyên cuối cùng dành cho mẹ để ngăn ngừa và phòng tránh tình trạng mọc mụn xung quanh nhũ hoa đặc biệt trong quá trình cho con bú là nên kết hợp sử dụng thực đơn dinh dưỡng lành mạnh, giàu calo, hạn chế tối đa chất ngọt và béo,có thể học phương pháp massage bầu ngực để giúp kích thích nguồn sữa mẹ, vắt kiệt sữa sau mỗi lần cho con bú để giảm thiểu tối đa tình trạng mụn không mong muốn.