Bài viết được chia sẻ bởi Bác sĩ Hoàng Sầm (Chủ tịch Viện Y Học Bản Địa), người đam mê và dành nhiều tâm huyết nghiên cứu dược liệu, còn được mệnh danh là “Người hồi sinh nền y học bản địa nước nhà”.
Theo bác sĩ Hoàng Sầm, chứng mất ngủ có mối liên hệ mật thiết với các bệnh thoái hóa thần kinh não. Các nghiên cứu đã chứng minh người mất ngủ và rối loạn giấc ngủ có nguy cơ phát triển chứng sa sút trí tuệ và/hoặc bệnh Alzheimer cao hơn 1,68 lần.
NỘI DUNG CHÍNH
Mất ngủ nên làm gì?
Thất miên theo Hán – Việt là chỉ tình trạng mất ngủ. Mỗi khi mất ngủ liên tục quá 3 đêm, chúng ta hãy bình tâm, tĩnh trí để bộ não trở lại trạng thái thanh thản, tĩnh lặng. Tránh để sự căng thẳng thần kinh, những xúc cảm bất lợi cùng chúng ta đi vào giường ngủ.
Nên làm việc tích cực vào ban ngày để ban đêm có giấc ngủ ngon. Cần từ bỏ các chất kích thích như trà, cafe, thuốc lá, rượu, coca-cola, nước bò húc … và các loại chất gây nghiện khác.
Nên uống trà Thạch tùng răng, Thạch tùng thân gập đều chứa 1 lượng Huperzin A ngăn chặn thoái hóa não hoặc Hoa cúc, Lạc tiên, Vông nem, Thảo quyết minh, Nhân trần, Bồ bồ, Lá sen, Tâm sen, chè hạt Sen, trà Cỏ bợ, lá Dâu, Long nhãn … giúp an thần kinh.
Châm cứu, cấy chỉ, xoa bóp vùng đầu, gáy hoặc từ đầu gối xuống bàn chân đều giúp cho ngủ dễ hơn. Xoa bóp, bấm huyệt … kích thích từ khuỷu tay trở ra đến bàn tay đều có thể gây mất ngủ.
Hãy đi khám định kỳ để có thể phát hiện những nguyên nhân gây mất ngủ do yếu tố tâm thần hoặc bệnh tật trong cơ thể.
Mối liên hệ giữa mất ngủ và thoái hóa thần kinh não
Chất lượng làm việc, sinh hoạt, vui chơi của 16 – 17 giờ mỗi ngày lại phụ thuộc vào chất lượng 7 – 8 giờ ngủ mỗi đêm. Mối liên hệ giữa mất ngủ và các bệnh thoái hóa não gần đây đã được thiết lập, đặc biệt là hiện tượng mất chất trắng não, teo não.
Chất dẫn truyền thần kinh chính thúc đẩy giấc ngủ, gồm: axit gamma-aminobutyric (GABA), galanin và adenosine; chất kích hoạt sự tỉnh táo của não, gồm: Hypocretin, histamine, glutamate, norepinephrine, dopamine và serotonin, riêng acetylcholine dường như có tính lưỡng dụng theo liều. Một khi sự thúc đẩy và kích hoạt mất thăng bằng thì sẽ mất ngủ hoặc ngủ nhiều.
Bệnh thoái hóa não trong Alzheimer do sự tích tụ của peptide β-Amyloid, mất toàn vẹn protein Tau; bệnh Parkinson là thoái hóa não bởi sự lắng đọng của alpha-synuclein và thể Lewy gây hại cho tế bào dopaminecgic, theo đó là viêm, chết tế bào não. Các bệnh này gây mất ngủ giai đoạn đầu và ngủ nhiều giai đoạn cuối điển hình.
Những mất ngủ của người trẻ tuổi cùng đều do kích hoạt trầm cảm hoặc hưng cảm tạm thời hoặc những xúc cảm bất thường trong cuộc sống. Nhưng đau đớn, sung sướng của thể xác, tinh thần đều có khả năng gây mất ngủ, tình trạng trầm cảm lưỡng cực là 1 loại trong số đó.
Các nghiên cứu đã chứng minh người mất ngủ và rối loạn giấc ngủ có nguy cơ phát triển chứng sa sút trí tuệ và/hoặc bệnh Alzheimer cao hơn 1,68 lần. Các nghiên cứu hồi quy logistics chứng minh nguy cơ phát triển bệnh Alzheimer tăng 1,5 lần ở những bệnh nhân bị phân mảnh giấc ngủ nghiêm trọng, với thời gian theo dõi 6 năm. Benedict và cộng sự tiến hành một nghiên cứu ở Thụy Điển với 1574 người từ 50 tuổi trở lên.
Quan sát trong 40 năm, sau đó thấy chứng mất ngủ có mất trí tăng 33% và 51% tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer so với những người ngủ được. Các nghiên cứu cũng cho thấy mất ngủ có thể dẫn đến trầm cảm, rối loạn lo âu và ngược lại. Tất cả những nghiên cứu này đã chứng minh rằng mất ngủ có thể là một yếu tố nguy cơ của chứng sa sút trí tuệ /Alzheimer trong một tương lai gần.
Các nghiên cứu về giấc ngủ được thực hiện tại Trường Đại học Y khoa Washington đã chứng minh rằng chống oxy hóa ở não, chống hình thành β – Amyloid, α – synuclein, thể Levy và bảo tồn sự toàn vẹn của protein Tau, bảo vệ chất trắng … bằng các thảo dược như cây thạch tùng răng và 1 số loại thảo dược chống oxy hóa chuyên biệt, dưỡng thần khác là chiến lược can thiệp mất ngủ hiệu quả và lâu dài.
Tuy có mối liên hệ chặt chẽ giữa mất ngủ và các bệnh thoái hóa thần kinh não, nhưng không phải tất cả bệnh nhân mất ngủ đều phát triển các bệnh thoái hóa thần kinh ở não.
(Bài viết được biên tập lại một phần để phù hợp với độc giả!)
Nguồn: Bác sĩ Hoàng Sầm/ Yhocbandia.vn