Liên Kiều là vị thuốc trong Đông y, được biết đến với tác dụng giải độc, tiêu viêm, tan mủ, trừ nhiệt. Tác dụng của liên kiều đã được cả y học cổ truyền và y học hiện đại chứng minh và ứng dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh, sản phẩm bảo vệ sức khoẻ cho đến ngày nay.
NỘI DUNG CHÍNH
1. Tổng quan về thảo dược Liên Kiều
Liên kiều vị thuốc quý của Đông y vẫn còn được ứng dụng cho đến ngày nay
- Tên khoa học: Forsythia suspensa
- Thuộc họ: Oleaceae (họ Nhài)
- Các tên gọi khác: Dị kiều (Nhĩ Nhã), Đại Liên Tử (Đại Bản Thảo) Tam Liên Trúc căn (Biệt Lục), Hoàng thọ đan, Hạ liên tử, Lan hoa, Chiết Căn, Liên kiều tâm, Liên thảo, Đới tâm Liên Kiều, Hoàng Thiều, Giản Hoa,….
- Bộ phận dùng làm dược liệu: Quả Liên kiều phơi hoặc sấy khô
Đặc điểm sinh trưởng của Liên Kiều
Cây Liên Kiều thuộc họ Nhài, cao từ 2-4m. Cành non có nhiều đốt, giữa các đốt là thân rỗng. Lá đơn mọc đối xứng hoặc mọc thành vòng 3 lá, phiến là hình bầu dục dài 3-7cm, rồng 2-4cm, mép lá có răng cưa không đều.
Cây Liên kiều phân bố chủ yếu ở Trung Quốc và một số vùng ở Nhật Bản
Liên Kiều thường mọc như một loạt cây bụi rủ bên bờ sông, suối hoặc trồng trong vườn nhà như một loại cây cảnh bởi sắc hoa vàng tươi, rực rỡ.
Quả Liên kiều khô có hình bầu dục hơi dẹt, cạnh lồi, nhọn hai đầu, vỏ màu nâu nhạt, bên trong có nhiều hạt nhỏ. Quả khi chín sẽ tách mỏ, hạt bên trong rơi vãi đi chỉ còn lại một ít. Đây cũng là bộ phận quý nhất của cây Liên Kiều, được ứng dụng trong các bài thuốc chữa bệnh.
Phân bố
Liên Kiều được tìm thấy chủ yếu ở các tỉnh Sơn Tây, Hà Nam, Hà Bắc, Hồ Bắc, Cam Túc của Trung Quốc. Ngoài ra, còn có một số vùng ở Nhật Bản.
Ở Việt Nam hiện vẫn chưa phát hiện nguồn dược liệu này, các vị Liên Kiều trong nước vẫn chủ yếu nhập từ Trung Quốc.
Thu hoạch và sơ chế Liên Kiều
Người ta chia Liên Kiều ra làm hai loại để thu hoạch là: Thanh kiều và Lão kiều.
Người ta thu hoạch quả Liên kiều theo hai giai đoạn vào tháng 8-9 và tháng 10
- Thanh kiều: Thu hái vào tháng 8-9 khi quả còn xanh. Sau khi thu hoạch nhúng vào nước sôi rồi lấy ra phơi hoặc sấy khô. Ưu điểm là quả còn chưa tách mỏ và giữ được nguyên hạt.
- Lão kiều: Thu hoạch vào tháng 10 khi quả đã chín vàng. Cũng đem phơi và sấy khô để bảo quản. Quả lúc này bị tách mỏ và hạt rơi rụng đi nhiều, không có mùi đặc biệt và vị đắng.
- Bào chế dùng làm thuốc: Rửa sạch, bỏ tâm chỉ dùng vỏ hoặc chỉ dùng tâm, hoặc dùng cả tâm và vỏ.
2. Thành phần, hoạt chất của Liên Kiều
Theo nghiên cứu của y học hiện đại và các ghi chép về dược học, Liên kiều có chứa nhiều thành phần, hoạt chất quan trọng có lợi cho sức khoẻ như sau:
- Forsythin (Phillyrin), Matairesinoside, acid Oleanolic (Ghi chép của Trung Dược Học)
- Phenol Liên kiều (C15H18O7) (Ghi chép của Trung Dược ứng dụng lâm sàng)
- Saponin (4,89%) và Alcaloid (0,2 %), vitamin P và tinh dầu (Theo nghiên cứu của Viện nghiên cứu Y Học Bắc Kinh)
- Pinoresinol, Betulinic acid, Oleanolic acid {Theo Tây Bộ Tam Tiêu, Dược Học Tạp Chí [Nhật Bản] (1977)}
- Pinoresinol-b-D-glucoside {Thiên Diệp Chân Lý Tử, Sinh Dược Học Tạp Chí [Nhật Bản] (1978)}
- Rutin [Khuông Mai Học, Trung Dược Thông Báo (1988)]
- Forsythoside A, B, C, D, E, Salidroside, Cornoside, Rengyol, Isorengyol, Rengyoxide, Suspensaside [Nghiên cứu của Kitagawa S và cộng sự, Phytochemistry (1984)]
3. Tác dụng dược lý của Liên Kiều
Tác dụng dược lý và công dụng chữa bệnh của Liên kiều được cả y học cổ truyền và y học hiện đại chứng nhận và ứng dụng.
Liên kiều được chứng minh được là có nhiều tác dụng dược lý và hỗ trợ điều trị bệnh
Dưới đây là những tác dụng nổi bật của Liên kiều theo cả hai trường phái Đông và Tây y:
Theo y học hiện đại
- Tác dụng kháng khuẩn: Các hoạt chất forsythosid A, C và D được chứng minh là có tác dụng diệt khuẩn với các vi khuẩn Staphylococcus aureus, Diplococcus pneumonia, Streptococcus A, B, Bacillus dysenteriae. Bên cạnh đó, chất Phenol Liên Kiều cũng có tác dụng ức chế nhiều loại vi khuẩn như: Khuẩn tụ cầu vàng, Liên cầu khuẩn, Phế cầu khuẩn, Trực khuẩn lỵ, thương hàn, bạch cầu, ho gà, lao. Đồng thời ức chế hoạt động của virus cúm, rhinovirus và một số virus khác gây bệnh.
- Tác dụng chống nấm: Dạng chiết cồn của Liên kiều có thể ức chế nấm Candida albicans cùng một số loại nấm gây bệnh khác
- Tác dụng chống viêm: Dịch chiết Liên Kiều có tác dụng chống hiện tượng thẩm thấu tăng của các mao mạch ở vùng bị viêm, ức chế phù nề. Cho thấy Liên Kiều khu trú trạng thái viêm mà không gây ảnh hưởng tới sự tăng sinh vào tế bào. Nhờ tính chất này Liên kiều được người xưa gọi là (Sang gia thần dược – Thần dược trị mụn nhọt).
- Tác dụng kháng ký sinh trùng: Liên kiều in vitro cho thấy có tác dụng yếu đối với ký sinh trùng gây bệnh
- Tác dụng kháng Emetin (chống nôn): Liên kiều có tác dụng chống nôn mửa do tiêm tĩnh mạch chế phẩm digitalis. Ức chế nôn với chlorpromazin sau khi dùng thuốc 2 giờ.
- Tác dụng hạ sốt: Nước sắc Liên kiều có tác dụng hạ sốt rõ rệt, tuy nhiên, thân nhiệt sau khi hồi phục bình thường có thể tiếp tục giảm xuống dưới mức bình thường.
- Tác dụng lợi tiểu: Thí nghiệm cho thấy, dịch tiêm chế từ Liên kiều (100%), khi tiêm tĩnh mạch cho chó gây mê, sau khoảng 30 – 60 phút, lượng nước tiểu tăng gấp 2,2 và 1,6 lần.
- Tác dụng đối với tim mạch: Hoạt chất Acid oleanolic từ Liên kiều có tác dụng cường tim nhẹ, hạ huyết áp mà không ảnh hưởng tới hô hấp. Không có dấu hiệu bị nhờn thuốc.
Theo Y học cổ truyền
Liên kiều có vị đắng, hơi hàn, không độc, quy vào 4 kinh: Tâm – Đởm – Tam Tiêu – Đại Trường. Một số sách y học cổ ghi lại tác dụng của Liên kiều đối với việc điều trị bệnh như sau:
- Theo Trung Dược Học: Liên kiều giúp thanh nhiệt, giải độc, giải phong nhiệt.
- Theo Dược Tính Luận: Liên kiều không chỉ thông lợi ngũ lâm mà còn trừ nhiệt ở tâm.
- Theo Đông Dược Học Thiết Yếu: Liên kiều có tác dụng tan mủ, tiêu viêm, giải độc, thanh nhiệt.
- Theo Trung Dược Đại Từ Điển: Liên kiều chủ trị ôn nhiệt, ung nhọt thủng độc và các chứng tiểu buốt, tiểu bí, ban chẩn, lao hạch.
Đông y thường được dùng Liên kiều để chữa các bệnh phong nhiệt, cảm sốt, họng khô rát sưng đau, mụn nhọt, phát ban, mề đay, mẩn ngứa, tiểu khó, rối loạn kinh nguyệt, nôn mửa và thậm chí là trường hợp vỡ mao mạch.
4. Các bài thuốc chữa bệnh với Liên kiều
Các bài thuốc trị bệnh với Liên kiều được ghi chép theo sách y học và ứng dụng cho đến ngày nay
Bài thuốc trị nhiệt cho trẻ mới bị
- Đơn thuốc: Liên kiều, Phòng phong, Chích Thảo, Sơn chi tử. Các lượng vị bằng nhau.
- Bào chế: Đem nghiền tất cả vị thuốc thành bột, mỗi lần dùng 8g sắc với 250ml nước, đun cạn còn lại 150ml nước thuốc, chia làm nhiều lần uống trong ngày. Uống khi còn ấm.
Bài thuốc trị lao hạch, loa lịch không tiêu
- Đơn thuốc: Liên kiều, Quỷ tiễn vũ, Cù mạch, Chích thảo. Lượng bằng nhau.
- Bào chế: Đêm các vị thuốc tán thành bột, mỗi lần uống 8g với nước cơm. Chia ngày uống 2 lần.
Bài thuốc trị mụn nhọt, đơn độc, ban chuẩn
- Đơn thuốc: Liên kiều, Bồ công anh, Dã cúc hoa. Mỗi vị 12g.
- Bào chế: Đem sắc thành nước uống.
Bài thuốc chữa mụn nhọt, áp xe giai đoạn đầu, sốt, sợ lạnh
- Đơn thuốc: Liên kiều, Khương hoạt, Kinh Giới, Thăng ma, Cát cánh, Chích thảo,Phòng phong, Sài hồ, Xuyên khung, Độc hoạt, Ngưu bàng tử, Thiên hoa phấn, Tô mộc, Đương quy vĩ (rửa bằng rượu), Hồng hoa (ruửa bằng rượu). Mỗi vị 5 – 10g.
- Bào chế: Đem các vị thuốc trộn lẫn sắc với nước – rượu. Sau khi sắc cạn còn khoảng 1 bát nước, bỏ bã, lấy nước uống. Chia thành nhiều lần uống trong ngày.
Bài thuốc chữa dị ứng, nổi mẩn, phát ban, thủy đậu
- Đơn thuốc 1: Liên kiều, vừng đen. Lượng bằng nhau.
- Bào chế: Đem tán nhỏ, ngày uống 3 lần, mỗi lần 4g.
- Đơn thuốc 2: Liên kiều (8g), Hạ thảo khô (6g), Hải tảo (5g), Cam thảo (5g). Trộn lẫn với nhau.
- Bào chế: Đem các vị thuốc tổng hợp, sắc với 600ml nước, đun cạn còn 200ml. Lấy nước, bỏ ba, chia làm 3 lần uống trong ngày.
Bài thuốc chữa nôn mửa
- Đơn thuốc: Liên kiều (12g), Tô diệp (12g), Xuyên liên (8g), nước Gừng (5ml).
- Bào chế: Đem ba vị thuốc trên sắc với nước, giữ lại 100 – 150ml. Chia nước thuốc làm nhiều lần uống và uống chung với nước Gừng.
Liên kiều vị thuốc quý với rất nhiều công dụng và các dùng như trên đã và đang được ứng dụng trong rất nhiều sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh, chăm sóc sức khoẻ ngày nay. Tuy nhiên, với các bài thuốc sắc tự chế, người dùng vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Hoặc lựa chọn các chế phẩm đã được nghiên cứu, bào chế sẵn theo công thức, được cấp phép trên thị trường để đảm bảo an toàn và hiệu quả trị bệnh.
Siro Zhealth với sự kết hợp của vị thuốc Liên kiều, Xuyên tâm liên, Kim ngân hoa, Bạc hà, Thanh cao hoa vàng, Tỏi đen, Đạm trúc diệp, Kinh giới tuệ, Cam thảo và Beta glucan 60%, là một trong những sản phẩm bổ phế, hỗ trợ điều trị ho, sốt, viêm đường hô hấp được đông đảo người Việt tin dùng. ● Sản phẩm được nghiên cứu và phát triển bởi Bác sĩ Hoàng Sầm (Chủ tịch Viện Y học Bản địa Việt Nam) ● Phân phối độc quyền bởi Công ty TNHH Grow Green AZ, hiện đã có mặt tại hệ thống nhà thuốc lớn trên toàn quốc. ● Nếu bạn không tìm thấy địa điểm mua thuận tiện, hãy liên hệ hotline: 0979-726-116 để được tư vấn trực tiếp hoặc https://zhealth.vn/ để mua hàng chính hãng. |