Học thuyết âm dương là học thuyết biện chứng duy vật cổ của triết học phương đông. Thuyết này được ứng dụng trong quan sát, tìm hiểu , ứng sử… của mọi hiện tượng tự nhiên, xã hội và con người. Trong y học phương đông học thuyết này bao quát toàn bộ hệ thống lý luận y học cổ truyền, từ các môn chữa bệnh có dùng thuốc đến không dùng thuốc như châm cứu, dưỡng sinh, nhiếp sinh
Học thuyết âm dương là học thuyết biện chứng duy vật cổ của triết học phương đông. Thuyết này được ứng dụng trong quan sát, tìm hiểu , ứng sử… của mọi hiện tượng tự nhiên, xã hội và con người. Trong y học phương đông học thuyết này bao quát toàn bộ hệ thống lý luận y học cổ truyền, từ các môn chữa bệnh có dùng thuốc đến không dùng thuốc như châm cứu, dưỡng sinh, nhiếp sinh
Học thuyết âm dương là học thuyết biện chứng duy vật cổ của triết học phương đông. Thuyết này được ứng dụng trong quan sát, tìm hiểu , ứng sử… của mọi hiện tượng tự nhiên, xã hội và con người. Trong y học phương đông học thuyết này bao quát toàn bộ hệ thống lý luận y học cổ truyền, từ các môn chữa bệnh có dùng thuốc đến không dùng thuốc như châm cứu, dưỡng sinh, nhiếp sinh, tuân sinh…
NỘI DUNG CHÍNH
Các quy luật của học thuyết âm dương
Quy luật âm dương đối lập
Đó là sự đối lập không gian trước-sau; trong- ngoài; trên -dưới; cao -thấp. Đối lập thời gian Đêm- ngày; lâu-mau; nchậm; cấp tính-mạn tính….Đối lập tính chất như nóng -lạnh; sáng -tối; ẩm- khô; hưng phấn-ức chế; buồn-vui; sinh trưởng-tiêu vong; sự sống-cái chết; hoạt động- yên tĩnh; thông suốt-bế tắc…sự đối lập là tuyệt đối và vĩnh hằng.
Âm dương hỗ căn
Hỗ là hỗ trợ, căn là gốc rễ cuội nguồn, hỗ căn có nghĩa là 2 mặt âm dương luôn luôn là đối tác của nhau, mặt nọ lấy mặt kia làm mục tiêu cho sự phát triển của mình. Ví dụ hưng phấn phải đạt cân bằng với ức chế, số lượng đồng hoá phải căn cứ và mức độ dị hoá, số lương vật chất sinh thành dựa trên cơ sở số lượng mất đi…
Âm dương tiêu trưởng
Tiêu là mất đi, trưởng là sinh trưởng, quá trình tiêu trưởng chính là phủ định của phủ định theo quy luật lượng đổi dẫn đến chất đổi. Ví dụ nhiễm lạnh rồi dẫn tới sốt, sốt cao kéo dài sẽ bị chuyển hoá thành lạnh; Hưng phấn quá rồi sẽ bị ức chế, ngược lại ức chế quá sẽ xuất hiện hưng phấn. Trong tự nhiên hết mùa xuân là thiếu dương sẽ đến mùa hè là thái dương, sau đó chuyển sang mùa thu là thiếu âm, cuối cùng sang mùa đông là thái âm….
Âm dương thăng bằng
Mặc dù đối lập, tiêu trưởng nhưng 2 mặt âm dương luôn hỗ trợ nhau để chúng cân bằng với nhau, sự cân bằng này mang tính phiếm định, có nghĩa là sự cân bằng trong trạng thái luôn vận động biến đổi liên tục.
Ví dụ: Thức dậy là phải hưng phấn, khi ngủ là ức chế, tuy luân đổi nhau nhưng phải cân bằng nhau; Thân nhiệt luôn duy trì 37o3 là quá trình cân bằng giữa sinh nhiệt và mất nhiệt; Ăn uống để tích luỹ năng lượng là đồng hoá thuộc âm, hoạt động tiêu hao năng lượng là dị hoá thuộc dương, đồng hoá – dị hoá phải cân bằng nhau…
Bảng quy loại âm dương trong tự nhiên và trong cơ thể
Trong tự nhiên
Âm | đất | trong | lạnh | đêm | mặt trời | nước | tối… |
Dương | trời | ngoài | nóng | ngày | mặt trăng | lửa | sáng… |
Trong cơ thể con người
Âm | nữ | Tạng | Kinh âm | tạng hàn | sợ lạnh | huyết | mạch nhâm… |
Dương | Nam | Phủ | Kinh dương | tạng nhiệt | sợ nóng | khí | mạch đốc… |
Các cặp phạm trù của thuộc tính âm dương
Âm dương có trong nhau.
Ban ngày là dương, ban đêm là âm, thế nhưng từ 24h-6h là dương nằm trong âm; 6h-12h là dương nằm trong dương; 12h-18h là âm nằm trong dương; từ 18h-24h âm nằm trong âm.
Phạm trù tương đối -tuyệt đối
Nóng là dương nhưng sốt nhẹ là nhiệt, sốt cao là hoả, sốt rất cao là nhiệt quyết; Lạnh là âm, lạnh ít gọi là lương, lạnh nhiều là hàn, lạnh rất nhiều là hàn quyết. Như vậy trong dương hoặc âm cũng có nhiều mức độ không giống nhau.
Phạm trù bản chất hiện tượng
Bình thường hiện tượng phản ảnh bản chất, trong điều kiện bất thường hiện tượng có thể phản ảnh sai bản chất sự vật. Ví dụ 1: trong bệnh thương hàn là 1 nhiễm trùng đường tiêu hoá lẽ ra sốt cao thì mạch phải nhanh, nhưng vì nhiễm độc nội độc tố nên mạch chậm, có xu hướng truỵ mạch chân tay lạnh, người lạnh, biểu hiện hiện tượng giống triệu của hàn nhưng bản chất là nhiệt. Ví dụ 2: Người bệnh nhiễm lạnh sau đó phát sốt nóng, biểu hiện là nhiệt mà bản chất là do hàn.
Ứng dụng học thuyết âm dương trong y học, dược học cổ truyền.
Bản chất của bệnh là do sự mất thăng bằng giữa phần âm và phần dương của cơ thể
Phần âm thiên thắng gây âm thịnh, thừa phần âm nên gây chứng lạnh bên trong, gọi là nội hàn. Biểu hiện bệnh người bị lạnh từ trong ngực bụng lạnh ra, chân tay giá lạnh, sưởi lửa, đắp chăn không hết lạnh. Nước tiểu trong dài, đái xong càng lạnh, mạch trầm và trì, có lực. Thuốc phải nóng tán được nội hàn như Thảo quả, can khương, ngô thù du, quế nhục, phụ tử chế, hạt xuyên tiêu…
Phần âm suy hư, thiếu phần âm nên phần dương trội 1 cách tương đối gây chứng nóng từ bên trong gọi là âm hư sinh nội nhiệt. Biểu hiện nóng từ trong ngực bụng, lòng bàn chân tay nóng, nước tiểu nóng ít, vàng hoặc đỏ sẻn. quạt mát, tắm nước lạnh không hết nóng. Mạch tế sác, lực mạc kém. Thuốc phải bổ vào phần âm bị thiếu hụt, đó là những vị thuốc bổ âm thuộc lại âm dược như Thục địa, hoàng tinh, thạch hộc, kỷ tử, mạch môn, thiên môn…
Phần dương thiên thắng gây dương thịnh, thừa phần dương sốt cao, nóng bên ngoài gọi là ngoại nhiệt. Thuốc phải mát lạnh để loại bỏ phần dương bị thừa để âm dương về trạng thái cân bằng: Thuốc Tả hỏa thạch cao sống, chi tử, lá cối xay, cốc tinh thảo, hạt muồng, tri mẫu, mật gấu…
Phần dương hư suy, thiếu phần dương gây ngoại hàn, biểu hiện lạnh bên ngoài, sợ lạnh, tay chân lạnh, lạnh lưng, đái đêm nhiều lần, di tinh liệt dương…Thuốc phải bổ vào phần dương bị thiếu hụt như đỗ trọng, cẩu tích, cốt toái bổ, ích trí nhân, ba kích, dâm dương hoắc, phụ tử chế, phá cố chỉ, nhục thung dung…
Âm dương lưỡng hư là trường hợp suy giảm cả phần âm lẫn phần dương chỉ gặp ở người có tuổi, cao tuổi với biểu hiện cả âm hư lẫn dương hư, thuốc dùng cả 2 loại bổ âm và bổ dương.
Cách sử dụng thuốc theo học thuyết âm dương.
Ngũ vị, tứ tính và thuộc tính âm dương hàn nhiệt của thuốc đông dược.
Ngũ vị là 5 vị tân (cay), toan (chua), khổ (Đắng), cam (ngọt), hàm (Mặn) trong đó cay ngọt thuộc dương, đắng mặn thuộc vị có thuộc tính âm, vị chua vừa có dương vừa âm.
Tứ tính là nói về sự thăng giáng trầm phù, những vị thuốc tỷ trọng nhẹ như hoa lá cành khi tác dụng trong cơ thể có xu hướng thăng lên trên và phù việt ra ngoài thuộc dương. Những vị thuốc tỷ trọng nặng như thân rế hạt, khoáng vật tác dụng trong cơ thể có xu hướng trầm giáng xuống và thẩm lợi vào trong thuộc âm.
Thuộc tính âm dương trong thuốc, những thuốc nâng cao cơ năng hoạt động của con người như thuốc thuốc bổ khí, thuốc bổ dương, thuốc tăng dị hóa, tăng hoạt động cơ thể, tăng hưng phấn thần kinh…là thuốc có thuộc tính dương, gọi là dương dược. Những thuốc bồi bổ dinh dưỡng cho tạng phủ, bổ huyết, bổ âm, tăng quá trình đồng hóa, giảm hưng phấn tăng ức chế thần kinh, có tác dụng giảm hoạt động, an thần …có thuộc tính âm, gọi là âm dược.
Thuộc tính hàn nhiệt trong thuốc, những thuốc ấm, thuốc nóng, rất nóng là thuốc có tính nhiệt chỉ dùng cho bệnh do hàn gây ra. Thuốc mát, thuốc lạnh, rất lạnh chỉ dùng cho bệnh nhiệt, ôn, hỏa viêm là thuốc có tính hàn. Tính hàn thuộc âm dược, tính nhiệt là dương dược.
Vị đạm, tính bình là chỉ những vị thuốc không có vị cay, chua, đắng, ngọt, mặn và cũng không nóng, không lạnh.
Cách sử dụng thuốc theo học thuyết âm dương
Nguyên tắc dùng thuốc theo âm dương: Bệnh có bản chất là nhiệt phải dùng thuốc đối lập đó là thuốc có tính hàn và ngược lại. Tùy theo mức độ nhiệt, hàn mà dùng thuốc hàn, nhiệt mạnh hay yếu, liều ít hay nhiều ví dụ :
Chứng thực nhiệt
- Huyết nhiệt: Mụn nhọt tái phát nhiều lần do huyết nhiệt chỉ cần dùng những thuốc mát để lương huyết như sinh địa, rễ cỏ tranh, huyền sâm, đan bì, xích thược dược, thổ phục linh…kết hợp thuốc thanh nhiệt giải độc kim ngân hoa, bồ công anh, quán chúng, lá chàm…Đây là những thuốc tính hàn nhẹ.
- Thấp nhiệt: Viêm gan siêu vi trùng, viêm phần phụ, viêm âm hộ, âm đạo, nội mạc tử cung, viêm đài thận, bể thận do sỏi, viêm bàng quang, niệu đạo, viêm tinh hoàn, viêm ruột mạn tính…Thuộc hệ tiêu hóa, tiết niệu, sinh dục. Đây là chứng bệnh do thấp nhiệt, tuy bệnh dai dẳng nhưng mức nhiệt không cao nên chỉ dùng thanh nhiệt trừ thấp: Nhân trần, long đởm thảo, nha đảm tử, hoàng liên, hoàng bá, hoàng cầm, rễ chàm, dây hạt bí, ý dĩ nhân, rau sam…
- Hỏa nhiệt: Sốt cao co giật mức nhiệt mạnh, cần hạ sốt ngay, dùng thuốc hàn mạnh, liều cao như thạch cao sống, chi tử, lá cối xay, hạt muồng sống, tri mẫu, mật gấu, cốc tinh thảo, hạ khô thảo…
- Thử nhiệt: Là say nóng, say nắng, choáng váng khi làm việc trong lò nhiệt như lò rèn, lò luyện gang thép…Dùng thuốc mát để thanh nhiệt giải thử như lá sen, đậu ván, quả dưa hấu…
- Nhiệt độc: do nhiễm trùng bởi vi trùng, vi rút dùng thuốc thanh nhiệt giải độc kim ngân hoa, bồ công anh, sài đất, rẻ quạt, lá dấp cá…
Chứng hư nhiệt
- Âm hư sinh nội nhiệt, nóng trong, sốt thấp 37o5-38o về buổi chiều đêm, ngũ tâm phiền nhiệt, bức bối, môi khô, đỏ… dùng các thuốc bổ âm như Thục địa, mạch môn, thiên môn, thạch hộc, kỷ tử, lá dâu non, hoàng tinh… trong vài ba tuần sẽ hết sốt.
- Nội nhiệt do thận âm hư hoặc vị âm hư,can âm hư, phế âm hư, tâm âm hư, tỳ âm hư, thông thường nhất là thận âm, vị âm, phế âm hư.
Chứng thực hàn
- Hàn từ ngoài thiên nhiên xâm nhập vào cơ thể gây lạnh, sợ lạnh, rét run, đau họng, không ra mồ hôi, thậm chí sau đó phát sốt nóng nhưng vẫn sợ lạnh thì dùng thuốc chữa phong hàn, vì loại hàn này là biểu hàn.
- Hàn thịnh tự trong cơ thể hoặc phục hàn từ trước là lý hàn, thường gặp nhất ở trung tiêu như đau dạ dày-tá tràng vào mùa đông, cơn co thắt đại tràng do lạnh, dùng các thuốc ấm, nóng như phụ tử chế, quế nhục, thảo quả, đại hồi, ngô thù du, càn khương, cao lương khương..
- Hàn quyết: Do mất dương khí đột ngột, cảm lạnh đột ngột, tự nhiên người lạnh toát, mặt trắng bệch, chân tay giá lạnh, có thể vã mồ hôi loãng lạnh đầm đìa…Phải dùng thuốc nhiệt mạnh, tác dụng nhanh để hồi dương cứu thoát: Phụ tử chế, cồn gừng, cồn quế, ngô thù du, dầu hồi vừa uóng vừa xoa xát mạnh…
Hư hàn do phần dương trong cơ thể suy giảm nên khi chữa chủ yếu bổ dương.
Tùy theo mà có thể gặp các trường hợp sau:
- Tâm dương hư sinh tâm hàn trong cơn đau thắt ngực của thiếu máu cơ tim do lạnh
- Tỳ dương hư sinh chứng ỉa chảy khi lạnh bụng, khi gặp thức ăn sống lạnh, viêm đại tràng mạn tính thể hàn phân sột sệt như phân vịt.
- Thận dương hư: Lạnh thắt lưng, đái đêm nhiều lần, liệt dục, đau mỏi lưng gối, ù tai…
Cách bào chế thuốc theo học thuyết âm dương.
Trong diễn biến bệnh muôn hình vạn trạng phức tạp có những vị thuốc phải được bào chế lại để hạn chế tính âm, hoặc tính dương hoặc những vị thuốc tính âm dương không rõ phải dùng trong bệnh biểu hiện âm, dương rõ ràng thì cần tăng tính âm hoặc tính của chúng.
- Giảm tính hưng phấn của phụ tử bằng cách ngâm vào nước ót, giảm tính thăng khai của xương bồ bằng ngâm nước gạo, nói chung muốn giảm tính dương, tăng tính âm nên phơi sương đêm.
- Muốn tăng tinh dương có thể tẩm mỡ dê, tẩm gừng, sa nhân…ví dụ dâm dương hoắc tẩm mỡ dê nướng.
- Giảm tính âm bào đun nấu nhiều lần như sinh địa tẩm gừng và sa nhân đun 9 lần, phơi nắng 9 lần thành thục địa gọi là cửu chứng cửu sái.
- Tăng tính âm của dược liệu thì ngày hạ thổ, đêm phơi sương … như tụy lợn khi dùng chữa đái dường.
- Có những thuốc như tỳ giải, ý dĩ nhân, dây đau xương…tính âm dương không rõ, tùy mục đích sử dụng mà ta có cách bào chế khác nhau.
Doctor SAMAN
Nguồn website: yhocbandia.vn