Vệ sinh vùng kín ở tuổi dậy thì là yếu tố quyết định tới sức khỏe sinh sản sau này của phụ nữ. Tuy nhiên, hầu hết mọi người vẫn chưa hiểu rõ về vấn đề này. Vậy các bạn gái tuổi dậy thì nên chăm sóc vùng nhạy cảm như thế nào?
Vùng kín sẽ thay đổi như thế nào ở tuổi dậy thì?
Tuổi dậy thì chứng kiến rất nhiều thay đổi về tâm sinh lý của con người. Theo góc độ sinh học, dậy thì là giai đoạn thay đổi từ một đứa trẻ thành một người trưởng thành và bắt đầu có khả năng sinh sản. Các thay đổi ở vùng nhạy cảm của các bé gái là:
- Lông mu bắt đầu xuất hiện, mọc xung quanh âm đạo tạo thành một vùng lông có hình tam giác ngược.
- Tuyến mồ hôi và tuyến bã nhờn phát triển khiến cho vùng kín có mùi khó chịu và tình trạng viêm lỗ chân lông có thể diễn ra.
- “Cô bé” phát triển lớn hơn và sậm màu hơn.
- Kinh nguyệt xuất hiện, ban đầu kinh nguyệt sẽ ra rất nhiều và chu kỳ bị gián đoạn.
- Buồng trứng bắt đầu hoạt động và tiết ra các hormone nội tiết nữ.
- Dịch nhờn âm đạo tiết ra nhiều khiến vùng kín thường xuyên ẩm ướt.
- Các bé gái có thể mang thai nếu như quan hệ tình dục không an toàn.
Đối mặt với những thay đổi này, các bạn gái rất nhạy cảm và hay xấu hổ, thậm chí là lo lắng. Chính vì vậy, phụ huynh cần phải hướng dẫn các bé vệ sinh vùng kín đúng cách ở tuổi dậy thì để đảm bảo sức khỏe cho các con.
Vệ sinh vùng kín ở tuổi dậy thì không đúng cách có nguy hiểm không?
Nếu không được hướng dẫn làm vệ sinh đúng cách, các bạn gái tuổi dậy thì có thể gặp các vấn đề như:
-
Rối loạn kinh nguyệt
Rối loạn kinh nguyệt là hiện tượng là hiện tượng kinh nguyệt không đều, chu kỳ kinh nguyệt bất thường hoặc kinh nguyệt có màu sắc bất thường.
-
Ngứa rát vùng kín
Hormone sinh dục hoạt động mạnh mẽ cùng với việc dịch nhầy âm đạo tiết ra nhiều khiến cho vùng kín luôn ẩm ướt.
Đây là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển gây viêm, ngứa rát vùng kín. Đặc biệt là khu vực “rừng rậm” cũng là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn trú ngụ và nước tiểu thừa đọng lại gây mùi khó chịu.
-
Nấm âm đạo
Tuyến mồ hôi hoạt động mạnh, kinh nguyệt ra nhiều, … nếu không được vệ sinh kỹ sẽ khiến nấm phát triển.
-
Viêm cổ tử cung
Khí hư có màu xanh hoặc vàng, có mùi tanh bất thường kèm theo ngứa âm đạo là những triệu chứng đầu tiên của viêm cổ tử cung. Bệnh thường xuất hiện nếu như các bé không vệ sinh kỹ khu vực vùng kín. Đặc biệt, trẻ quan hệ tình dục sớm hoặc không an toàn có nguy cơ cao mắc bệnh này.
Hướng dẫn vệ sinh vùng kín ở tuổi dậy thì
Để đảm bảo vệ sinh và ngăn ngừa bệnh phụ khoa nguy hiểm, các bé có thể làm theo hướng dẫn vệ sinh vùng kín đúng cách ở tuổi dậy thì sau:
Vệ sinh vùng kín hằng ngày
“Cô bé” của phụ nữ có cấu tạo phức tạp hơn của nam giới rất nhiều nên việc vệ sinh cũng khó khăn hơn. Hằng ngày, các bạn nữ nên vệ sinh vùng kín với nước sạch từ 1 – 2 lần hoặc sau mỗi lần đi vệ sinh. Sau khi rửa bằng nước sạch, các bạn nên lau hoặc thấm khô bằng khăn sạch và mềm trước khi mặc quần áo.
Vệ sinh vùng kín trong ngày đèn đỏ
Như đã nói ở trên, trong giai đoạn dậy thì, kinh nguyệt có các bé có thể ra rất nhiều và thường kéo dài lâu hơn bình thường.
Vào những ngày này, các bạn gái nên làm theo những hướng dẫn sau:
- Thay băng vệ sinh 4 tiếng/lần, nếu kinh nguyệt ra quá nhiều thì có thể thay liên tục.
- Nên rửa sạch vùng kín và lau khô trước mỗi lần thay băng vệ sinh mới.
- Có thể sử dụng dung dịch vệ sinh hoặc các sản phẩm vệ sinh phụ nữ để ngăn ngừa vi khuẩn tốt hơn.
Hướng dẫn sử dụng dung dịch vệ sinh đúng cách
Ở tuổi dậy thì, việc sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ là không cần thiết. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các bé có thể sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ theo hướng dẫn sau:
- Chỉ sử dụng dung dịch vệ sinh khử mùi vùng kín trong trước, trong và sau khi tới chu kỳ kinh nguyệt, không nên sử dụng quá thường xuyên.
- Nên lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, an toàn và lành tính.
- Nên lựa chọn dung dịch vệ sinh có độ pH phù hợp với sinh lý vùng kín, tránh làm mất cân bằng môi trường âm đạo.
- Chỉ sử dụng dung dịch vệ sinh để rửa bên ngoài âm đạo, không thụt rửa sâu.
- Nên rửa lại vùng kín bằng nước sạch sau khi sử dụng dung dịch vệ sinh.
- Không sử dụng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa mạnh khác để vệ sinh vùng kín.
- Không nên sử dụng nhiều loại dung dịch vệ sinh cùng lúc hoặc thay đổi dung dịch vệ sinh liên tục.
Có nên “dọn cỏ” vùng kín không?
Lông mu có vai trò bảo vệ vùng da nhạy cảm của vùng “cấm địa”. Tuy nhiên, vùng lông mu quá dài hoặc quá rậm rạp cũng có thể gây bí bách, gây viêm lỗ chân lông hoặc gây mùi khó chịu.
Nếu các bạn gái muốn “dọn cỏ” thì cần phải lưu ý một số điều sau đây:
- Chỉ nên dọn bớt những vùng lông mu chờm ra bên ngoài hoặc vùng lông quá dày, không nên cạo hết lông mu.
- Nên chọn các sản phẩm tẩy lông phù hợp hoặc tới các cơ sở uy tín để được các chuyên viên thực hiện việc tỉa/wax lông.
- Không tự cạo lông tại nhà bằng các vật dụng sắc nhọn để tránh làm xước vùng da nhạy cảm.
- Lông mu mọc lại cứng hơn ban đầu, gây ngứa ngày hoặc có thể bị lông mọc ngược, viêm lỗ chân lông.
- Khi phát hiện có mụn mủ, ngứa ngáy ở vùng kín thì nên tới bệnh viện kiểm tra, không nên tự nặn mụn để tránh làm vùng viêm nhiễm lan rộng.
Lựa chọn trang phục phù hợp để bảo vệ vùng kín
Việc lựa chọn trang phục cũng rất quan trọng để giúp “cô bé” khỏe mạnh và phát triển tốt. Một số điều cần lưu ý khi lựa chọn trang phục cho các bạn gái tuổi dậy thì là:
- Chọn quần lót có chất liệu mềm mại, thoáng mát và thấm hút mồ hôi.
- Không mặc quần lót quá chật hoặc quá rộng.
- Thay quần lót ít nhất 1 lần/ngày.
- Nên lau khô vùng kín bằng khăn mềm sạch trước khi mặc quần lót.
- Không mặc các trang phục quá chật hoặc bó sát để tránh làm vùng kín bị tổn thương.
Vệ sinh vùng kín đúng cách ở tuổi dậy thì không sẽ góp phần giúp các con phát triển khỏe mạnh và tự tin hơn với các hoạt động học tập và vui chơi. Các bậc phụ huynh hãy chú ý hướng dẫn các bé thực hiện đúng cách nhé!
THEO: ZLOVE