Gia Đình Khỏe AZ

Triển vọng của chất Magnolol, Honokiol từ cây Hậu phác trong việc chữa trị động kinh

Bài viết được lược dịch: ThS.Ds Nguyễn Xuân Ninh và bác sĩ Hoàng Sầm hiệu chỉnh, chia sẻ trên trang Y Học Bản Địa. 

Động kinh một trong những bệnh thần kinh phổ biến nhất trên toàn thế giới, và Tổ chức Y tế Thế giới ước tính có khoảng 50 triệu người mắc chứng bệnh này. Bệnh động kinh là một bệnh mãn tính, phá hủy tế bào não đặc trưng bởi sự mất cân bằng giữa quá trình kích thích và ức chế của cơ thế dấn đến những cơn co giật không dự đoán, vô cớ cũng như định kỳ.

Cây Hậu phác

Hiện nay, biện pháp can thiệp bằng thuốc là biện pháp chữa trị chính kết hợp với chế độ ăn keto (chế độ ăn giàu chất béo, đủ protein, ít carbohydrate) hoặc phẫu thuật. Tuy nhiên, chỉ khoảng 70% bệnh nhân động kinh đạt hiệu quả điều trị với thuốc, còn lại không đạt hiệu quả cũng như một loạt tác dụng phụ, từ chóng mặt đến rối loạn tâm trạng. Peter de Witte và các cộng sự đã khảo sát các loại cây được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc để tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả cho cả những bệnh nhân không đáp ứng với các loại thuốc chống động kinh thông thường.

Nhóm nghiên cứu đã thu thập và chiết xuất 14 cây trong các bài thuốc chống động kinh của y học cổ truyền Trung Quốc gồm Tri mẫu, Độc hoạt, Hoàng kỳ, Bắc tế tân, Sài hồ, Hoàng liên bắc, Thiên ma, Khương hoạt, Bảy lá một hoa, Phục linh, Địa hoàng, Hoàng cầm, Sen và Hậu phác (Magnolia officanalis) sử dụng dung môi khác nhau như nước, ethanol và aceton. Sau đó, họ kiểm tra tác dụng của dịch chiết trên hai mẫu cá ngựa vằn bị co giật giống như động kinh bằng pentylenetetrazole (PTZ) và ethylketopentenoate (EKP), các chất có tác dụng ức chế glutamate decarboxylase (GAD) – enzym kiểm soát quá trình dẫn truyền thần kinh ở não.

Tác dụng của dịch chiết dược liệu trên mẫu cá bị co giật


STT

Cây

Bộ phận dùng

Mẫu cá bị co giật bằng PTZ

Mẫu cá bị co giật bằng EKP
Dịch chiết nướcDịch chiết ethanolDịch chiết acetoneDịch chiết nướcDịch chiết ethanolDịch chiết acetone
1Tri mẫuThân rễX XX
2Độc hoạtRễXXX   
3Bắc tế tânThân rễ và rễXXX   
4Hoàng kỳRễXXX   
5Sài hồRễXX  X
6Hoàng liên bắcThân rễXXX   
7Thiên maCủXXX   
8Hậu phácVỏX 
9Khương hoạtThân rễ và rễXXX   
10Bảy lá một hoaThân rễXXX   
11Phục linhNấmXXX   
12Địa hoàngRễ củXXX   
13Hoàng cầmRễXX X 
14SenLông tơXXX 

Qua thử nghiệm, họ tìm ra sáu chiết xuất từ bốn loại cây Tri mẫu, Sài hồ, Hoàng cầm, cây Hậu phác (Magnolia officanalis) cho tác dụng giảm tới 40% tình trạng co giật ở mẫu cá do PTZ. Các nghiên cứu trước đây đều kiểm chứng tác dụng trên hoạt động não bộ của các loại cây này. 

Cụ thể như, năm 2007, nhóm các nhà khoa học Hàn Quốc đã tìm thấy Sarsasapogenin trong Tri mẫu cho hiệu quả điều trị chuột bị thiếu máu não cục bộ; hay năm 2012, Saikosaponin trong Sài hồ được chứng minh tác dụng chống co giật nhờ ức chế dòng thụ thể NMDA (N-methyl-D-aspartate) và dòng canxi (InaP). 

Gần đây nhất, năm 2015, Zhang và đồng sự đã nghiên cứu và chứng minh hoạt chất  Bacailin từ Hoàng cầm và 5 dẫn chất tương tự gồm methylbaicalein cho tác dụng bảo vệ não và chống co giật trên chuột động kinh do pilocarpine. Tuy nhiên, đối với mẫu cá bị co giật do EKP thì hiệu quả của các chiết xuất này không rõ rệt.





Hoạt chất Sarsasapogenin trong Tri mẫu
Hoạt chất Saikosaponin A trong Sài hồ
Hoạt chất Baicailin trong Hoàng Cầm 

Tuy vậy, đối với cây Hậu phác (Magnolia officanalis) và các loài thuộc chi Mộc lan, do phổ tác dụng dược lý rộng như giảm lo lắng, ức chế thần kinh trung ương, chống viêm, chống ung thư và chống động kinh nên làm giảm co giật ở cả hai loại cá bị co giật do PTZ và EKP. Hai hoạt chất chính, Magnolol và Honokiol, có hàm lượng 3-10% (trên khối lượng khô) trong cây Hậu phác (Magnolia officanalis) cũng được tiến hành kiểm chứng hiệu quả chông co giật dựa trên phương pháp đo đạc và phân tích các trường sóng cục bộ (local field potential -lFP) và mật độ phổ năng lượng (power spectral density – PSD).

Cấu trúc hóa học của Magnolol, Honokiol và các dẫn xuất

Trong thử nghiệm với chuột, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng hợp chất chống co giật mạnh nhất của vỏ cây Hậu phác là Magnolol hiệu quả hơn 40% so với Honokiol. Các dẫn chất của Magnolol cũng làm giảm các cơn co giật do kháng thuốc của chuột. Theo các nhà nghiên cứu, Magnolol và các dẫn chất của chúng trong vỏ cây Hậu phác có thể cung cấp cơ sở phát triển các phương pháp điều trị bệnh động kinh kháng thuốc.

Nguồn Yhocbandia.vn

TÀI TRỢ QUẢNG CÁO