Gia Đình Khỏe AZ

Thụt rửa vùng kín – phụ nữ thông thái nhất định phải biết những điều này!

Thụt rửa vùng kín là cách vệ sinh vùng kín được nhiều chị em phụ nữ áp dụng. Tuy nhiên, không phải cũng biết cách thụt rửa vùng kín an toàn và hiệu quả. Vậy chúng ta nên thụt rửa vùng kín như thế nào cho đúng?

Một số câu hỏi về thụt rửa vùng kín ở phụ nữ 

Hiện nay, một số người vẫn đang có nhiều lầm tưởng về thụt rửa vùng kín. Hãy cùng nhau làm rõ những vấn đề sau đây: 

 

Thụt rửa vùng kín có loại bỏ mùi hôi?

 

Mùi hôi ở vùng kín xuất hiện là do sự kết hợp giữa nhiều yếu tố như hoạt động của các vi khuẩn, nấm, tuyến mồ hôi, … Do vậy, thụt rửa âm đạo không phải là giải pháp tốt nhất để loại bỏ mùi hôi ở vùng kín. Việc thụt rửa âm đạo chỉ có tác dụng tạm thời, không thể loại bỏ hoàn toàn mùi hôi. Nếu muốn vùng kín hết hoàn toàn mùi hôi, bạn cần tìm hiểu nguyên nhân gây mùi và giải quyết từ nguyên nhân. 

 

Thụt rửa vùng kín có giúp sinh con trai không? 

 





Có quan niệm cho rằng sử dụng dung dịch thụt rửa chuyên dụng có thể tạo ra môi trường kiềm để tinh trùng Y (tinh trùng quyết định giới tính nam) dễ dàng sống sót. Do đó, nhiều người truyền tai nhau rằng thụt rửa âm đạo sẽ làm tăng khả năng sinh con trai. Tuy nhiên, đây là một quan niệm sai lầm và không có cơ sở khoa học. 

Việc sinh con trai hay con gái phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như chất lượng tinh trùng, thời gian quan hệ, tình trạng sức khỏe của cả bố và mẹ, … Việc thụt âm đạo không có tác dụng quyết định giới tính thai nhi. Đặc biệt, thụt rửa âm đạo bằng sản phẩm không đảm bảo có thể làm thay đổi môi trường pH trong âm đạo, tiêu diệt các vi khuẩn có lợi và tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung. 

 

Thụt rửa âm đạo có bị mắc ung thư buồng trứng không?  

 

Theo các chuyên gia, thụt rửa âm đạo không trực tiếp gây bệnh ung thư buồng trứng mà là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Hành động thụt rửa âm đạo có thể khiến cho vi khuẩn xâm nhập sâu vào tử cung và gây bệnh. 

Nhiều nghiên cứu cho thấy trong dung dịch thụt rửa vùng kín có chứa các thành phần hóa chất có hại cho vùng nhạy cảm. Nếu thụt rửa âm đạo trong khi bị viêm nhiễm thì tình trạng sẽ trở nên trầm trọng hơn. 

Việc thụt rửa âm đạo không đúng cách cũng làm tăng khả năng mắc các bệnh sau: 

 

Thụt rửa âm đạo có giúp tránh thai hoặc các bệnh đường tình dục không? 

 

Thụt rửa “cô bé” không phải là phương pháp tránh thai thay thế cho bao cao su hoặc đặt vòng. Vì lẽ đó, bạn đừng thụt rửa với mục đích tránh thai hoặc ngăn ngừa các bệnh lây qua đường tình dục. 

Khi nào phụ nữ nên thụt rửa vùng kín? 

Có thể bạn chưa biết, vùng kín có khả năng tự làm sạch mà không cần phải thụt rửa quá sâu. Cơ chế này giúp làm cân bằng môi trường pH trong âm đạo và tạo điều kiện cho vi khuẩn có lợi phát triển. Chính vì thế, hầu hết các bác sĩ đều không khuyến khích phụ nữ thụt rửa âm đạo để tránh làm mất cân bằng pH âm đạo. 

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định bạn thực hiện việc thụt rửa âm đạo. Nếu được chỉ định thụt rửa âm đạo, bạn nên tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. 

Hướng dẫn thụt rửa vùng kín đúng cách

Trong trường hợp được chỉ định, các bạn hãy tuân thủ các hướng dẫn thụt rửa âm đạo đúng cách sau đây: 

 

Chọn sản phẩm phù hợp để thụt rửa âm đạo

 

Các bạn hãy lựa chọn sản phẩm vệ sinh vùng kín với các tiêu chí sau đây: 

Ngoài dung dịch xịt khoáng vùng kín, các bạn cũng nên lựa chọn dụng cụ thụt rửa phù hợp. Dụng cụ thụt rửa âm đạo là một chiếc bình nhỏ được làm bằng silicon mềm, hơi cong và có vòi. Dụng cụ này được thiết kế với nhiều tai phụt ngang dọc dùng để phun nước vào bên trong âm đạo. Trước khi thực hiện việc thụt rửa, bạn nên khử trùng dụng cụ này để loại bỏ vi khuẩn và chất bẩn. 

 

Các bước thụt rửa vùng kín 

 

Những chú ý khi thụt rửa âm đạo 

Trên thực tế, thụt rửa vùng kín không phải là phương pháp được các bác sĩ khuyến khích. Chính vì thế, bạn không nên lạm dụng việc thụt rửa. Nếu có các biện pháp thay thế khả thi hơn thì bạn hãy áp dụng thay cho thụt rửa âm đạo. 

TÀI TRỢ QUẢNG CÁO