Bài viết được chia sẻ bởi Bác sĩ Hoàng Sầm (Chủ tịch Viện Y Học Bản Địa), người đam mê và dành nhiều tâm huyết nghiên cứu dược liệu, còn được mệnh danh là “Người hồi sinh nền y học bản địa nước nhà”.
Bệnh Parkinson (PD), hoặc đơn giản là Parkinson là một rối loạn thoái hóa lâu dài của hệ thần kinh trung ương, ảnh hưởng chủ yếu đến hệ thống vận động – hiện nay chưa có thuốc đặc trị. Sau quá trình nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng bác sĩ Hoàng Sầm đã tìm giải pháp bằng việc kết hợp hạt đậu miêu, rau cần núi và chất Rynchophylin có trong gai của cây câu đằng bạch thược, sầm ngọt; thạch tùng thân gập.
Parkinson (PD) là bệnh rất khó chữa, liệu pháp thay thế bằng cách cung cấp chất dopamin từ đường uống ban đầu có vẻ khả thi, nhưng càng về sau ngày càng kém hiệu quả. Trong dịp đại dịch covid -19 dopamin hiếm và đắt, mỗi vỉ levodopa 30 viên, một biệt dược của dopamin có những tháng có thể có giá tới 800k.
Rất không may chị kết nghĩa của tôi lại mắc bệnh này, mỗi ngày 1 viên Levodopa, rồi mỗi ngày 2 viên cũng không làm cho chị rời được khỏi cái xe lăn. Chị không thể tự đứng cho vững, không thể di chuyển bằng đôi chân của mình vì 2 chân cứ díu vào nhau và không sao nhấc chân lên được. Chị là N.T.C, nhà thuần nông, ở Phủ Lỗ, Sóc Sơn, Hà Nội, chồng là anh T thương binh chống Mỹ loại nặng. Khi còn trẻ một tay chị đảm đang lo cho chồng đau yếu, nuôi con học hành đã khó. Từ năm 70 tuổi đã mắc bệnh này, nay sang tuổi 75 bệnh càng nặng, tự sinh hoạt còn khó khăn, kinh tế eo hẹp, chủ yếu trông vào chút tiền thương binh của anh – hoàn cảnh gian nan gấp bội.
Bệnh Parkinson (PD), hoặc đơn giản là Parkinson là một rối loạn thoái hóa lâu dài của hệ thần kinh trung ương, ảnh hưởng chủ yếu đến hệ thống vận động – hiện nay chưa có thuốc đặc trị. Các triệu chứng thường xuất hiện từ từ và khi bệnh nặng hơn, các triệu chứng ngưng vận động trở nên phổ biến hơn.
Các triệu chứng ban đầu rõ ràng nhất là run, cứng nhắc, vận động chậm chạp và đi lại khó khăn, người chúi về trước, vấn đề về nhận thức và hành vi cũng có thể xảy ra. Sa sút trí tuệ do bệnh Parkinson trở nên phổ biến trong giai đoạn tiến triển sau đó. Trầm cảm và lo lắng xảy ra ở hơn một 1/3 số người bị bệnh này. Các triệu chứng khác bao gồm các vấn đề về giác quan, giấc ngủ và cảm xúc. Các triệu chứng vận động chính được gọi chung là “parkinsonism”, hoặc “hội chứng parkinson”.
Là nhà nghiên cứu chuyên nghiệp, đã nhiều lần tôi đặt vấn đề nghiên cứu cách chữa bệnh parkinson này, nhưng Viện trưởng Viện y học bản địa Việt Nam, Tiến sỹ thần kinh Ngô Quang Trúc đã nhiều lần gàn tôi. Là chuyên gia cao cấp chuyên ngành thần kinh, tiến sỹ Trúc không phải không có lý, ông cho rằng đã trải qua hơn 204 năm, kể từ năm 1817 khi Bác sĩ James Parkinson mô tả bệnh này trong cuốn sách An Essay on the Shaking Palsy đến nay ngoài bổ sung Dopamin hoặc ức chế iMAO hoặc cấy điện cực não sâu thì không còn gì khác. Cả 200 năm này hiệp hội parkinson thế giới, hiệp hội thần kinh thế giới còn chẳng có phát kiến gì mới huống hồ là mấy cây thuốc nam, thuốc bắc, lá lẩu … tin chắc cũng không thể làm gì được với bệnh này và vậy cũng là thường.
Đã nhiều đêm, nhiều tháng tìm trên các trang website uy tín của nước ngoài, các tạp chí khoa học, các nghiên cứu thảo mộc với bệnh này, nhưng dường như không có hiệu quả gì nhiều. Bởi vì chưa ai chứng minh được có thảo mộc nào chống được sự thoái hóa của protein alphasynuclein ở sinap thần kinh hoặc tẩy sạch được protein thoái hóa này dưới dạng thể Levy giữa tiền sinap của tế bào dopaminecgic và hậu sinap; cũng chưa có chứng minh nào cho thấy thảo mộc tăng sinh được chất dopamin ở tế bào dopaminecgic.
Sự miệt mài là không giới hạn, cái gì đến rồi sẽ phải đến, vào một đêm tốt trời năm 2020 tôi tìm thấy 1 tài liệu của các tác giả Iran đăng trên trang web ncbi.nlm.nih.gov. Đây là trang thông tin công nghệ y sinh vì sức khỏe cộng đồng của quốc gia Hoa kỳ, chuyên trang đăng các đề tài khoa học trên thế giới. Bài báo nói về 1 đề tài nghiên cứu có đối chứng, làm mù đôi có vẻ khả tín. Tài liệu này nói về nghiên cứu chữa bệnh PD bằng hạt đậu miêu, rau cần núi và chất Rynchophylin có trong gai của cây câu đằng.
Kết hợp với lý luận đông y chúng tôi dùng thêm 1 số thuốc noãn can làm mềm cơ như bạch thược, sầm ngọt; 1 số cây kích thích tiền sinap như thạch tùng thân gập … để thiết kế bài thuốc mới. Viên thuốc được đóng với hàm lượng hoạt chất tan trong cồn là 500mg/viên.
Ở giai đoạn dò liều, tuy các dược liệu đều đã có trong dược điển, không độc, nhưng cần tìm được liều nào tác dụng tốt nhất. Do khá thiếu tự tin nên chúng tôi do bắt đầu từ liều 1500mg//24h đến 4500mg/24h trên người có thân trọng trung bình. Sau vài bệnh nhân, bằng các kĩ năng có sẵn, chúng tôi thấy liều tấn công nên là 4500m/24h và liều củng cố nên là 3000mg/24h, liều duy trì khoảng 2000mg/24h.
Do chưa có kinh nghiệm nên chúng tôi mới nhận thử lâm sàng 9 bệnh nhân tuổi dưới 65 theo cách thức mù đơn với giả dược, các bệnh nhân này đáp ứng tốt với phương thuốc này. Các triệu chứng liệt cứng, đi lệt sệt, chân díu vào nhau, người chúi về phía trước giảm hẳn, các triệu chứng run chân tay, môi miệng run lập bập được cải thiện rõ rệt.
Một vài bệnh nhân từ khi phải dìu, nay tự đi vững và đã bắt đầu tập đi xe đạp trở lại; các triệu chứng trầm cảm, thờ ơ, bàng quan, nét mặt vô cảm cũng theo đó được cải thiện. Đặc biệt có bệnh nhân tên Trần văn Cầu, 1962, Tân Đức, Phú Bình được Ông Lương y Thắng (sinh 1946 – ĐT 0348797374) đưa lên khám hôm 11 tháng 11 năm 2021. Qua khám xét thấy bệnh nhân đi lại khó khăn, con trai phải dìu từ ô tô vào phòng khám và dìu đi bậc tam cấp. Chỉ mới 15 ngày sau bệnh nhân đã đi vững, đi xe đạp và chưa đầy 1 tháng điều trị đã bắt đầu vào sân chơi được bóng chuyền hơi, tiến triển tốt không ai ngờ tới.
Sau 6 tháng theo dõi, sự tự tin rằng ở bài thuốc chưa xảy ra tình trạng kháng thuốc như levodopa, theo đó chúng tôi tính nhận thêm những bệnh nhân tuổi cao hơn, xem liệu đáp ứng thuốc còn tốt không? những bệnh nhân trên 70 tuổi được cân nhắc, và Chị N.T.C chính là nhân vật đó. Vì theo lẽ thường, tuổi càng cao đáp ứng điều trị sẽ càng kém, trong khi chị đã điều trị Levodopa nhiều năm và đã kháng thuốc hoàn toàn.
Tối mồng 3 tháng 12 năm 2021, tôi đi từ Thái Nguyên xuống thăm chị, cả nhà rất mừng, nhưng chị không ra chào hỏi được, đang phải nằm bệt, chân tay run lẩy bẩy. Anh nhà phải bế lên xe lăn để đưa ra phòng khách, xã giao xong tôi đề nghị chị uống thuốc nam này với liều lượng 500mg x 9v mỗi ngày chia 3 lần vào 8h-14h-20h; riêng hôm nay uống liền 9 viên đi, dặn dò xong, do đường xa tôi xin phép anh chị về luôn.
Sáng hôm sau, vào lúc 9h thấy chị gọi, tôi rất hồi hộp, chị nói: chị thấy tốt hơn đấy, có khi thuốc này được đấy em ạ, chị đứng được, người mềm hơn, chân không díu vào nhau nữa, nhấc được chân rồi.
Cứ như vậy sáng nào chị em tôi cũng thăm hỏi và thông báo cho nhau, bệnh tiến triển tốt từng ngày, đến hôm này mới uống hết 45 viên mà đã đi được từ buồng ra nhà vệ sinh, ra phòng khách và đang tập ra ngoài sân. Làm thầy thuốc 38 năm, mỗi khi bệnh nhân khỏi hoặc đỡ là niềm vui của người thầy thuốc, nhưng lần này tôi vui hơn vì dường như nghiên cứu của chúng tôi đã đi đúng hướng. Với loại bệnh PD, cả Việt Nam và thế giới đang còn bó tay thì chí ít người bệnh trong tương lai có thể sẽ có thêm 1 lựa chọn.
(Bài viết được biên tập lại một phần để phù hợp với độc giả!)
Nguồn: Bác sỹ Hoàng Sầm/ Yhocbandia.vn