Gia Đình Khỏe AZ

Những điều cần biết mỡ máu và cách cải thiện hữu hiệu từ liệu pháp tự nhiên!

Mỡ máu là căn bệnh nguy hiểm được mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng”, tiềm ẩn nhiều nguy hại với sức khỏe người bệnh. Điều đáng lo ngại là tỉ lệ người mắc bệnh mỡ máu ngày càng tăng cao và có dấu hiệu trẻ hóa. Để có biện pháp phòng ngừa và ngăn chặn căn bệnh này, người bệnh không nên bỏ qua những thông tin hữu ích dưới đây!

mỡ máu nguy hiểm tới sức khỏe
Mỡ máu là một trong 3 căn bệnh gây tử vong cao nhất hiện nay

1. Mỡ trong máu do đâu mà có?

Trước khi tìm hiểu về căn bệnh mỡ máu, cần hiểu rõ thế nào là “mỡ máu cao”. Thực chất, bệnh mỡ máu hay mỡ trong máu cao là thuật ngữ để chỉ căn “rối loạn chuyển hoá lipid máu”. Lipid là một trong 3 chất dinh dưỡng chính của cơ thể bao gồm: Lipid (mỡ), Glucid (chất bột đường) và Protein (chất đạm). Trong đó, chất mỡ (lipid) trong cơ thể chủ yếu là Cholesterol và Triglyceride. Khi lượng mỡ được chuyển hóa trong máu cao hơn mức bình thường sẽ gây ra căn bệnh mỡ máu.

a. Nguồn gốc mỡ cholesterol

Một phần cholesterol trong cơ thể là do thức ăn mang lại, tuy nhiên gan mới là cơ quan chủ yếu tổng hợp nên cholesterol.

Nguồn gốc hình thành Cholesterol trong máu

         + VLDL:  Mang mỡ từ gan đi các nơi khác trong cơ thể, sau khi nhường bớt mỡ cho các tế bào thì VLDL sẽ chuyển thành LDL.

         + LDL: Đây là thủ phạm chính gây xơ vữa mạch máu, nên còn được gọi là cholesterol xấu.

         + HDL: Còn được gọi là cholesterol tốt, do HDL có khả năng lấy bớt cholesterol đọng ở các thành mạch máu, mang về lại cho gan, giúp ngăn ngừa quá trình tạo mảng xơ vữa.

b. Nguồn gốc mỡ triglyceride

90% mỡ triglyceride trong máu đều do thức ăn mang lại. Sau một bữa ăn có nhiều chất béo, nồng độ triglyceride trong máu tăng cao. Tuy nhiên với một cơ thể khoẻ mạnh bình thường, 12 giờ sau hầu như tất cả các triglyceride này sẽ được cơ thể chuyển hoá hết. Triglyceride được tổng hợp và chuyển hoá qua lại ở tại gan và mô mỡ.

2. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu trong máu của tôi có quá nhiều mỡ?

Mỡ máu cao có thể dẫn đến đột quỵ thậm chí là tử vong

3. Các bác sĩ sẽ cho bạn thử máu như thế nào để biết có rối loạn chuyển hoá mỡ?

Về cơ bản chỉ cần xét nghiệm Cholesterol toàn phần, Triglyceride, HDL-c và LDL-c trong máu là đủ để biết bạn có bị rối loạn chuyển hoá mỡ trong máu hay không.





4. Lời khuyên cho người bị bệnh mỡ máu

Người bị bệnh mỡ máu cần lưu ý chế độ dinh dưỡng khoa học để hạn chế dung nạp quá nhiều mỡ vào cơ thể và giúp đào thải hàm lượng mỡ xấu. Ngoài ra cũng cần tăng cường vận động, rèn luyện để nâng cao sức khỏe, tăng đào thải mỡ thừa.  

Chế độ dinh dưỡng cho người bị máu nhiễm mỡ

NÊN KHÔNG NÊN
–  Ăn nhiều rau quả và trái cây tươi loại ít ngọt (khoảng 500g mỗi ngày), nên ăn trái cây nguyên cả xác hơn là ép lấy nước uống. –  Thường xuyên dùng các món chiên xào.
–  Ăn nhiều tỏi –  Ăn thường xuyên các thực phẩm có hàm lượng cholestrol cao (ví dụ: óc heo, mỡ, da gà, da vịt, da heo, lòng đỏ trứng, chân giò, bò gân, đồ lòng, xí quách…
– Mỗi tuần nên có ít nhất là 3 ngày ăn cá và 1 ngày ăn đậu (đậu hũ, đậu ve, đậu xanh…) thay cho ăn thịt. –  Ăn quá nhiều đồ ngọt (ví dụ: chè, mứt, kẹo, bánh kem, kem, nước ngọt, nước tăng lực, nước trái cây đóng hộp, …)
–  Nếu ăn thịt, nên chọn các loại thịt nạc không lẫn mỡ, da và gân. –  Uống quá nhiều rượu, bia (tuy nhiên nếu điều độ mỗi ngày uống 1 ly nhỏ rượu vang đỏ sẽ tốt cho mạch máu)
–  Nếu ăn tôm, cua, ghẹ… nên bỏ phần gạch. –  Hút thuốc lá.
–  Mỗi tuần chỉ nên dùng 2 quả trứng gà hoặc vịt.
–  Nên dùng dầu thay cho mỡ động vật (dầu đậu nành, dầu hướng dương, dầu ô liu…)
–  Nên uống thật nhiều nước trong ngày (kể cả nước lá chè xanh)
Nên có chế độ ăn uống lành mạnh

Thường xuyên vận động và rèn luyện sức khỏe

Áp dụng các liệu pháp chăm sóc sức khỏe từ thiên nhiên để ngăn ngừa và cải thiện mỡ máu

Ngoài việc tuân thủ chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học, thường xuyên vận động, thể dục thì người bị bệnh mỡ máu và những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh mỡ máu cũng nên áp dụng liệu pháp chăm sóc sức khỏe từ thiên nhiên. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, trong thành phần của lá sen có chứa hoạt chất Flavonoid có tác dụng tốt trong việc chữa máu nhiễm mỡ, đào thải mỡ thừa và ngăn ngừa tích tụ mỡ xấu trong cơ thể.

Tinh lá sen tươi OB giúp giảm mỡ máu hiệu quả

Do đó, việc sử dụng các sản phẩm chiết xuất từ lá sen tươi tự nhiên như Tinh lá sen tươi OB là giải pháp hữu hiệu giúp hỗ trợ điều trị mỡ máu cao và ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh mỡ máu hiệu quả. Đây cũng là liệu pháp được khuyên dùng cho người bị máu nhiễm mỡ vì tính an toàn, hiệu quả và những tác dụng tuyệt vời đem lại cho sức khỏe. 

5. Bác sĩ chẩn đoán tôi bị rối loạn chuyển hoá mỡ vậy bệnh của tôi cần phải được theo dõi như thế nào? Tôi phải uống thuốc trong bao lâu?

Bạn nên kiểm tra mỡ trong máu định kỳ mỗi 3 hoặc 6 tháng, hoặc mỗi năm theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

         + Nếu bạn còn trẻ chưa có bệnh tim mạch và đái tháo đường thì bạn chỉ cần tiết chế và vận động giảm bớt cân thừa. Sau 3 tháng, kiểm tra lại mỡ trong máu của bạn vẫn ở mức xấu, thì nên dùng thuốc trong một khoảng thời gian song song với việc tiết chế ăn uống và luyện tập.

        + Nếu bạn đã có bệnh tim mạch, bệnh lý thận mãn, hoặc đái tháo đường rồi thì việc dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ để duy trì mỡ trong máu ở mức độ tối ưu là cực kỳ cần thiết để ngăn ngừa đột quỵ và nhồi máu cơ tim trong tương lai.

BS: TRƯƠNG DẠ UYÊN

Khoa Nội Tiết- BV Hoàn Mỹ Sài Gòn

Doctor SAMAN

TÀI TRỢ QUẢNG CÁO