Gia Đình Khỏe AZ

Hội chứng tiền đình và đường dẫn truyền thăng bằng

Dark Intervals GUITARS IN SPACE VST Crack 

Không ít người hiện nay gặp phải hội chứng tiền đình từ khi còn trẻ, vì vậy hiểu biết về căn nguyên, cơ chế hoạt động của cơ quan này là điều vô cùng quan trọng để phòng, hạn chế và điều trị hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc của bạn đọc về cơ chế hoạt động của tiền đình người. Những trình bày giải phẫu sinh lý của cơ quan được chia sẻ bởi PGS.TS.BS Trịnh Xuân Đàn – Giảng viên cao cấp Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên, đăng tải tại trang Y học Bản Địa. 

1. Đường dẫn truyền tiền đình gồm hai phần

Phần ngoại vi bao gồm: mê đạo tiền đình hay tiền đình màng là cơ quan thụ cảm tiền đình. Hạch tiền đình (ganglion vestibulare) hay hạch Scarpa và dây thần kinh tiền đình (n. Vestibularis).

Phần trung ương bao gồm: Các nhân tiền đình ở cầu não, đồi chẩm và trung khu tiền đình vỏ não.

2. Phần ngoại vi của đường dẫn truyền thăng bằng

2.1. Cơ quan nhận cảm 

Cơ quan nhận cảm của đường dẫn truyền thăng bằng là mê đạo tiền đình (labyrinthus vestibularis). Mê đạo tiền đình gồm có soan nang, cầu nang và các ống bán khuyên màng, nằm bên trong tiền đình xương và ống bán khuyên xương thuộc tai trong.

2.1.1. Soan nang (utriculus)

Là một túi hình soan chiếm phần trên của tiền đình, nằm áp vào ngách bầu dục ở thành trong của tiền đình. Ở thành ngoài soan nang có các vết soan nang (macula utriculi). Nhận các sợi soan nang của thần kinh tiền đình, từ phần trước trong soan nang có một ống nhỏ gọi là ống soan cầu nang (ductus utriculosacularis) nối giữa soan nang và cầu nang đổ vào ống nội dịch. Soan nang nhận chỗ đổ của ống bán khuyên màng bởi 5 lỗ. Phần nhận cảm của soan nang là các đám thính.

2.1.2. Cầu nang (sacculus)

Là một túi nhỏ hơn soan nang, hình cầu ở phía trước soan nang và nằm trong ngách cầu ở phần trong tiền đình xương. Trên thành trước cầu nang có vết cầu nang (macula saccuuli), nhận các sợi cầu nang của thần kinh tiền đình.

2.1.3. Các ống bán khuyên màng (ductus semicirculares)

Là những ống màng nhỏ nằm trong ống bán khuyên xương chỉ bằng 1/4 đường kính ống xương. Có 3 ống bán khuyên màng tương ứng với 3 ống xương.





– Ống trước (ductus semicircularis anterior)

– Ống sau (ductus semicircularis posterior)

– Ống ngoài (ductus semicircularis lateralis)

Mỗi ống có hai đầu mở vào soan nang gọi là các trụ màng (crura membranacea). Các trụ màng phình một đầu và đầu kia không phình. Các trụ không phình của ống ngoài đổ thẳng vào soan nang, các trụ không phình của ống trước và sau chập lại với nhau và đổ vào soan nang. Các trụ phình tạo nên các bóng gọi là trụ màng bóng (crura membranacea ampullaria). Trong lòng mỗi màng bóng có 1 lồi gọi là mào bóng (crista ampullaris). Mào bóng là cơ quan đặc biệt cảm giác và phản xạ thăng bằng.

2.1.4. Cấu trúc của soan nang, cầu nang và phình ống bán khuyên

2.1.4.1. Các vết thính của soan nang và cầu nang

Trong soan nang và cầu nang các vết thính hợp thành những vệt nhỏ tròn, lớp biểu mô có hình trụ, này tựa lên một lớp kính dày. Có hai loại tế bào:

2.1.4.2. Cấu tạo gờ thính của các phình bán khuyên (trụ phình)

Trong mỗi trụ phình có một chỗ dày lên, lồi ra gọi là mào bóng. Mào bóng là chỗ dày lên của tổ chức liên kết, nằm vuông góc với trục của phình ống bán khuyên, lớp biểu mô bao phủ bờ tự do của mào có hình lăng trụ đa diện. Các đỉnh thính bao gồm các tế bào tựa và các tế bào giác quan phụ. Các tế bào này gồm 1 roi dài do các lông ngưng tụ lại tạo thành. 

Trên thiết đồ cắt ngang vuông góc với hướng chung của gờ, các roi này xếp theo hình nan quạt đỉnh nhọn của roi chiếm trong chất mềm của chén. Chất mềm gồm một dải của các chất dạng keo có chỗ lõm lòng máng. Lòng lõm này chụp nên đầu cùng các roi của gờ. Chất mềm không chứa các đám đá nhĩ bập bềnh nổi trong nội dịch mà được cố định nhờ mảng dính của chất với đầu của roi.

2.1.4.3. Các tận cùng thần kinh của các vết và các gờ

Các tế bào giác quan chính danh của các vết thính ở soan nang và cầu nang và các đỉnh của gờ ống bán khuyên đều là những tế bào hai cực của hạch Scarpa. Nhữmg tế bào này có nhánh gai tận cùng kiểu chùm rễ hoặc là xen giữa các tế bào giác quan phụ và các tế bào tựa của các vết và các đỉnh hoặc là trong bào tương của chính các tế bào giác quan phụ, hoặc là đi lên tới tận các dải bịt ở bề mặt là những mạng lưới và các sợi trần tận cùng trong các mắt lưới của các dải này, hoặc bằng một cuộn nhỏ, hoặc bằng một cầu nhỏ, hoặc bằng một điểm trong các khối chất keo phủ trên bề mặt các tế bào lông chuyển có những vật nhỏ (các đá nhĩ). 

Khi sóng âm thanh tác động làm di chuyển các dịch trong ống bán khuyên màng trong soan nang và cầu nang. Khối chất keo kích thích các tế bào lông chuyển trong lực tác dụng vào các đá nhĩ đẩy chúng ngược chiều hay xuôi chiều theo lông chuyển của tế bào biểu mô. Các sợi này tiếp nhận các kích thích đưa về tế bào hạch Scarpa và theo sợi trục đi tới phần trung ương. Các tế bào biểu mô trong soan nang và cầu nang cảm nhận tư thế đầu ở trạng thái tĩnh (static recepters). Các tế bào biểu mô của gờ ống bán khuyên cảm nhận tư thế đầu ở trạng thái động (dynamic recepters)

2.2. Hạch tiền đình còn gọi là hạch Scarpa (ganglion vestribulare)

Thuộc tế bào chặng I của đường dẫn truyền. Hạch nằm sâu trong ống tai trong, chứa các tế bào hai cực, các nhánh cành tận cùng với các tế bào lông chuyển. Các nhánh trục (axon) của tế bào hạch tạo nên dây tiền đình và đi sâu vào các nhân tiền đình ở thân não.

2.3. Dây thần kinh tiền đình (n. vestibularis)

Các sợi trục (axon) của các tế bào hạch Scarpa tập hợp lại thành dây thần kinh tiền đình, đi qua đáy ống tai trong cùng dây thần kinh ốc tai tạo thành dây thần kinh số VIII. Dây đi vào ống tai trong liên quan với dây thần kinh VII và dây thần kinh VII’ (nằm phía sau dưới của hai dây này). Dây thoát ra khỏi lỗ ống tai trong, đi ra sau cùng với dây thần kinh ốc tới rãnh hành cầu và vào cầu não, ở đây dây thần kinh tiền đình chia thành hai bó, đi ở phía trước và trong thể thừng, chia thành rễ lên và xuống. Các sợi rễ xuống dừng lại và tiếp xúc với các tế bào thuộc nhân tiền đình ngoài và nhân tiền đình trong. Các sợi rễ lên tiếp xúc với nhân tiền đình trên, nhân mái của tiểu não, và vỏ tiểu não thuộc thể noãn, thể thừng cục nào và thể thừng nhang nào cùng bên, các sợi đi lên vào tiểu não là một thành phần của thể cạnh thừng.

3. Phần trung ương của đường dẫn truyền

3.1. Các nhân tiền đình

Là nhóm nhân nằm ở cầu não. Đây là các tế bào thuộc chặng II của đường dẫn truyền thăng bằng. Gồm có 4 nhân tiền đình:

Các nhân tiền đình (trong, ngoài, dưới) nhận các sợi của rễ xuống. Các sợi của rễ lên dừng lại ở các nhân (trên, dưới và ngoài).

Sợi trục của các tế bào nhân tiền đình có sự liên hệ phức tạp tới nhiều phần của chất não. Theo 4 đường liên hệ chính.

Khi cơ quan tiền đình ngoại vi bị kích thích, sẽ gây nên rối loạn thăng bằng (chóng mặt và đau đầu), có thể kèm theo các triệu chứng của rối loạn vận động, vì các sợi từ nhân tiền đình có mối liên hệ với các trung khu vận động của vỏ não và nhân các dây thần kinh vận động.

Nguồn: PGS.TS.BS Trịnh Xuân Đàn/ Yhocbandia.vn

TÀI TRỢ QUẢNG CÁO