Gia Đình Khỏe AZ

Di chứng đột quỵ não nên chăm sóc thế nào?

Việc chăm sóc người bệnh sau đột quỵ não vô cùng quan trọng và điều đó không thể thiếu những chẩn đoán của điều dưỡng của điều dưỡng viên. Bài viết được chia sẻ bởi Y sỹ/Điều dưỡng viên: Đào Thị Quỳnh, đăng tải tại trang Y học bản địa Việt Nam.

Chẩn đoán của bác sỹ là chẩn đoán bệnh, chẩn đoán phân biệt, chẩn đoán tiên lượng, định hướng các nguy cơ biến chứng và các thuốc kèm theo.

Chẩn đoán điều dưỡng thậm chí có tầm quan trọng liên quan đến tính mạng người bệnh, đó là khả năng phục hồi trên nền các nguy cơ đe dọa: khi nào thì rút sone tiểu? Khi nào rút sone dạ dày? Các nguy cơ loét tỳ đè và chống loét? Các nguy cơ viêm tiết niệu và phổi? Các nguy cơ sặc nước hoặc súp cháo?

Các chuẩn đoán của điều dưỡng viên rất quan trọng trong chăm sóc người sau đột quỵ não 

Dưới đây là những lưu ý khi chăm sóc người bệnh sau đột quỵ não:

1. Chế độ ăn, uống: Nên cho bệnh nhân ăn súp gồm gạo nấu cháo, khoai tây, xương ninh, thịt băm nhỏ và rau xanh, dùng gia vị bình thường nấu 1 lần chia 5 bữa, cứ sau 3 tiếng cho dùng 1 bữa. Mỗi bữa dao động trong khoảng 200 – 250ml.

Cho uống nhiều nước  mỗi ngày tối thiểu phải được 1-2 lít trở lên chia làm nhiều lần; cứ hễ thấy môi khô se là cho uống.

2. Về ngủ và thức: Không nên ngủ nhiều, cần xoay trở nhiều tư thế, cố gắng nằm nghiêng sang bên lành nhiều hơn, khi ngủ cần nghiêng đầu về 1 bên tránh sặc nước bọt, dịch tiết. Nên tăng cường ngồi, nhìn ra ngoài sân, những ngày ấm trời có thể cho ngồi ngoài sân, để tiếp xúc với không gian quang cảnh môi trường sẽ giúp kích thích các giác quan phục hồi nhanh hơn.

3. Về chăm sóc tinh thần: Khuyến khích mọi người đến thăm, người thân thuộc thích thuộc trong gia đình tăng cường nói chuyện với bệnh nhân, bao gồm cả ra ám hiệu, tránh cáu gắt với bệnh nhân. Qua đó sẽ chống được tình trạng trầm cảm cơ thể, tinh thần.





4. Vệ sinh thân thể: ngoài việc vệ sinh tầng sinh môn bảo đảm sạch sẽ và theo dõi lượng nước tiểu thì mỗi tuần phải được tắm và gội đầu 1 lần tối thiểu bằng nước ấm già, các ngày khác có thể lau người.

5. Về luyện tập: Mỗi ngày nên cho ngồi 12 – 15 tiếng, hạn chế ngủ, nếu muốn ngủ không nên ngủ quá 8 tiếng; Theo đó người nhà hoặc thuê điều dưỡng viên xoa bóp vùng đầu 5 phút, vỗ ngực 15 phút, vỗ lưng 15 phút, xoa bóp 2 tay mỗi tay 5 phút từ vùng bả vai, khớp vai, khớp khuỷu, khớp cổ tay, bàn tay và từng đốt ngón tay; Xoa bóp vùng thắt lưng, chú ý huyệt Thận du, Chí thất, xoa bóp từ hông đến đùi, gối, cổ chân, lay lắc bàn chân, ngón chân, bấm duỗi huyệt ô mô cái (đã hướng dẫn). Trong quá trình xoa bóp vùng thắt lưng hông chân, kiểm soát, phát hiện loét do tỳ đè. Sau khi nắn thẳng đầu gối và làm cho bàn chân ở tư thế cơ năng thì bắt buộc cho đứng giữa 2 thanh song để dần dần bám song tập đi. Riêng khu vực chân thao tác xoa bóp cần 30 phút.

6. Cần thiết phải châm cứu 15 lần cách ngày vào các huyệt. Cách châm: châm vê rút ngay, thời gian bộc lộ chi thể và vùng châm không nên quá 10 phút.

7. Những ngày rét có nhiệt độ dưới 27 độ phải bảo đảm giữ ấm cho người bệnh, đêm phải dùng đèn sưởi ấm hoặc đệm điện.

8. Luôn có người ngủ cùng phòng để ứng xử kịp thời các tình huống bất thường.

Nguồn: Y sĩ Đào Thị Quỳnh/ Yhocbandia.vn

TÀI TRỢ QUẢNG CÁO