điều trị cảm cúm | Gia Đình Khỏe AZ https://giadinhkhoeaz.com Tất cả vì sức khỏe gia đình Fri, 29 May 2020 09:20:19 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.6.12 https://giadinhkhoeaz.com/wp-content/uploads/2020/04/giadinhkhoeaz-new-favicon-min-75x75.png điều trị cảm cúm | Gia Đình Khỏe AZ https://giadinhkhoeaz.com 32 32 Thuốc Nam chữa cảm cúm https://giadinhkhoeaz.com/thuoc-nam-chua-cam-cum/?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=thuoc-nam-chua-cam-cum Mon, 04 May 2020 07:28:11 +0000 https://giadinhkhoeaz.com/?p=612 Cảm cúm là 1 cụm từ thông dụng trong dân gian, về thực chất theo đông y cảm chỉ 1 tình trạng cảm nhiễm ngoại tà (ngoại tà bao gồm: phong, hàn, thử, thấp, tá, hỏa) và cảm mạo ám chỉ tình trạng nhiễm phong hàn; cúm là chỉ 1 tình trạng cảm nhiễm phong […]

The post Thuốc Nam chữa cảm cúm appeared first on Gia Đình Khỏe AZ.]]>
Cảm cúm là 1 cụm từ thông dụng trong dân gian, về thực chất theo đông y cảm chỉ 1 tình trạng cảm nhiễm ngoại tà (ngoại tà bao gồm: phong, hàn, thử, thấp, tá, hỏa) và cảm mạo ám chỉ tình trạng nhiễm phong hàn; cúm là chỉ 1 tình trạng cảm nhiễm phong nhiệt do virus cúm gây ra.

Khái niệm

Cảm cúm là 1 cụm từ thông dụng trong dân gian, về thực chất theo đông y cảm chỉ 1 tình trạng cảm nhiễm ngoại tà (ngoại tà bao gồm: phong, hàn, thử, thấp, tá, hỏa) và cảm mạo ám chỉ tình trạng nhiễm phong hàn; cúm là chỉ 1 tình trạng cảm nhiễm phong nhiệt do virus cúm gây ra.

chữa cảm cúm bằng thuốc nam
Cảm cúm do virus cúm gây ra

Như vậy thuận theo nhận thức cũ ta thống nhất với nhau:

Cảm là cảm mạo do phong hàn với triệu chứng nhiễm lạnh, rét run, sợ lạnh, sợ gió, sợ nước lã, đau họng, ho, hắt xì hơi, chảy nước mũi trong loãng nhiều, mạch phù khẩn. Nếu sau 48-72 tiếng mà có bội nhiễm gây sốt, mạch sẽ phù xác.

Cúm đông y gọi là thời hành dịch lệ tức là xảy ra theo từng thời điểm trong năm, theo từng đợt dịch, có sốt, rét run, đau họng, đau ngực, đau khắp mình mẩy tứ chi, đổi tiếng, mạch luôn phù xác và có khả năng lây từ người này sang người khác.

Mùa xuân theo Kinh dịch là mùa của quyết âm phong mộc: khí dương thăng lên, tiết âm còn lại trên trời giáng xuống làm cho muôn vật phát triển động chạy, đây là mùa vừa cảm mạo do phong hàn, phục tà bên trong cơ thể trỗi dậy; vừa cảm nhiễm phong nhiệt do dương khí bắt đầu bốc mạnh.

Cảm mạo

Sau nhiễm lạnh có triệu chứng đã nêu trên, khi người ớn lạnh gai rét khó chịu cần thực hiện ngay các biện pháp sau để tránh dây rưa bội nhiễm:

Sử dụng bài thuốc cổ phương Ma Quế Hạnh Cam thang: Ma hoàng 12g; Quế chi 12g; Hạnh nhân 12g; Cam thảo 8g. Sắc uống ngày 2 thang trong 3 ngày liền, sáng chiều mỗi bữa 1 thang.

Bài thuốc dân gian thứ nhất: Lá tía tô 1 nắm; hành lá nửa lạng; gừng tươi 1 củ. Tía tô và hành đem xắt nhỏ, gừng dùng sống dao đập dập. Khi nồi cháo hoa chín tới đổ tất cả vào, thêm mắm muối, mì chính, hạt tiêu , ăn nóng rồi chùm chăn ngủ cho ra mồ hôi, dậy sẽ khỏi.

cháo hoa chữa cảm cúm
Cách nấu cháo hoa chữa cảm cúm

Cách nấu cháo hoa: vo 1 nắm gạo tẻ, để ráo nước, khi nồi nước sôi cầm gạo rắc đều, rải kín đáy nồi, đun thêm 5’ bắc ra. Sau 15’ từng hạt gạo nở tung như hoa (vì thế gọi là cháo hoa) Không khuấy đảo, đem đun lại đến khi sôi bắc ra thành cháo hoa.

Bài thuốc dân gian thứ hai: đun sôi nước măng chua, cho vào đó ¼ bát cơm nguội đảo đều, đánh vào 2 quả trứng gà ta, cả lòng đỏ lẫn lòng trắng, dùng đũa đánh tan, trước khi bắc ra cho thêm hành và tía tô đã xắt nhỏ, đổ ra bát húp nóng rồi đắp chăn.

Bài thuốc kinh nghiệm cá nhân của tác giả: đổ 4ml – 10ml thuốc xoa bóp Saman Pharm vào ¼ cốc nước sôi, lắc đều, sau 5’ uống hết. dùng gạc tẩm đẫm thuốc này đánh dọc chính giữa cột sống (mạch đốc) và đường dọc song song 2 bên cột sống, các cột sống 3cm (kinh thái dương bàng quang), đánh cảm đến khi đường giữa và 2 bên đều đỏ ửng thì đắp chăn cho ngủ, đợi vã mồ hôi sẽ khỏi.

Cúm

Chỉ cảm nhiễm phong nhiệt do dịch virus cúm với triệu chứng như đã nêu ở trên.

Bài thuốc cổ phương: Tang cúc ẩm gồm có Cúc hoa 12g; Lá dâu 12g, Bạc hà 12g, Cát cánh 12g, Hạnh nhân 12g, Liên kiều 12g, Cam thảo 8g, Rễ sậy 12g (còn gọi là Lô căn).

Bài thuốc này có thể nhớ như sau:

“Cúc hoa, Tang diệp là quân

Bạc hà, Cát cánh, Hạnh nhân là thần

Liên kiều, Cam thảo, Lô căn

Vừa tá vừa sứ chỉ cần thế thôi”

Sắc uống mỗi ngày 2 thang trong 3 ngày. Nếu sốt cao thêm Thạch cao 40g. Nếu rét run thêm Sài hồ 16g. Nếu đau họng thêm Thăng ma, Huyền sâm, Sơn đậu căn mỗi thứ 12g.

Bs. Hoàng Sầm

Nghiên cứu viên cao cấp

Viện Y Học Bản Địa Việt Nam

Doctor SAMAN

The post Thuốc Nam chữa cảm cúm appeared first on Gia Đình Khỏe AZ.]]>
Hạn chế của Tây Y trong điều trị cảm cúm và chúng ta phải làm sao? https://giadinhkhoeaz.com/chua-cam-cum-khong-dung-thuoc/?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=chua-cam-cum-khong-dung-thuoc Wed, 15 Apr 2020 16:43:50 +0000 https://giadinhkhoeaz.com/?p=463 Bệnh cúm (ICD-10: J10-J11: Influenza) là bệnh nhiễm virus cấp tính đường hô hấp với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho… (hình 1). Ho thường nặng và kéo dài. Có thể kèm theo các triệu chứng đường tiêu hóa (như buồn nôn, nôn, tiêu chảy…), đặc […]

The post Hạn chế của Tây Y trong điều trị cảm cúm và chúng ta phải làm sao? appeared first on Gia Đình Khỏe AZ.]]>
Bệnh cúm (ICD-10: J10-J11: Influenza) là bệnh nhiễm virus cấp tính đường hô hấp với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho… (hình 1). Ho thường nặng và kéo dài. Có thể kèm theo các triệu chứng đường tiêu hóa (như buồn nôn, nôn, tiêu chảy…), đặc biệt ở trẻ em.
Thời kỳ đại dịch Covid-19 & trầm cảm / Công văn 1306/BYT-YDCT về việc Tăng cường phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do SARS-Cov-2 bằng thuốc và các phương pháp YHCT.

Bệnh cúm (ICD-10: J10-J11: Influenza) là bệnh nhiễm virus cấp tính đường hô hấp với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho… (hình 1). Ho thường nặng và kéo dài. Có thể kèm theo các triệu chứng đường tiêu hóa (như buồn nôn, nôn, tiêu chảy…), đặc biệt ở trẻ em. Thông thường bệnh diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 3-8 ngày. Ở trẻ em và người lớn tuổi hay người mắc bệnh mạn tính về tim phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu máu hoặc người có suy giảm miễn dịch, bệnh có thể diễn biến nặng hơn như viêm tai, viêm phế quản, viêm phổi, viêm não, có thể dẫn đến tử vong. Ngoài ra, hiện nay các loại virus cúm nguy hiểm, có khả năng lây lan rộng, đang ngày càng xuất hiện nhiều hơn như H5N1, H1N1, H7N9… Khác với các bệnh nhiễm trùng gây ra do vi khuẩn, bệnh cúm do virus hiện chưa có thuốc đặc trị hữu hiệu.

người bị bệnh cảm cúm.
Hình 1. Người ảnh người bị bệnh cảm cúm.

Nhân dân ta đã có nhiều bài thuốc dân gian để chữa bệnh này như xông hơi các lá cây (nồi nước xông), đánh cảm… Tuy nhiên có một liệu pháp điều trị đơn giản hơn cả nồi nước xông mà hiệu quả rất cao, xong ít người biết và sử dụng: Uống nước và vận động (viết tắt là UV).

Trước tiên xin sơ lược qua về cơ chế bệnh sinh của cảm cúm. Virus cúm (Influenza virus) thuộc nhóm Orthomyxoviridae và được chia thành 3 typs A, B và C (loại A là dạng phổ biến nhất), xâm nhập vào cơ thể chúng ta qua đường hô hấp (do chúng ta hít các hạt nước bọt bé tí chứa virus của người mang bệnh cảm cúm vào cơ thể, virus nhân lên nhanh chóng trong tế bào và gây bệnh cảm cúm với các triệu chứng lâm sàng như kể trên. Virus đào thải ra khỏi cơ thể qua các đường hô hấp, nước tiểu, mồ hôi…

Điều trị: Hầu hết người bệnh bị cảm cúm chỉ cần điều trị triệu chứng. Cơ thể sẽ loại trừ virus trong vài ngày. Kháng sinh không có tác dụng diệt virus. Trong nhiều năm qua, 4 loại thuốc điều trị cúm đã được sử dụng. Các thuốc này ngăn sự nhân lên của virus cúm. Nếu uống thuốc trước khi bị bệnh hay trong ngày đầu của bệnh, những thuốc này có thể phòng được nhiễm bệnh hay giảm số ngày bị bệnh. Amantadine và Rimantadine được sử dụng trong nhiều năm qua, tương đối rẻ, có hiệu quả trong điều trị cúm A nhưng chúng thường gây nên tác dụng phụ ở người già (nếu sử dụng liều cao) và có xu hướng dẫn đến kháng thuốc. Amantadine gây phản ứng phụ ở hệ thần kinh trung ương trong số 5-10% người uống thuốc. Phản ứng phụ có thể nặng hơn ở những người già hoặc những người bị suy thận. Những thuốc mới ức chế men Neuraminidase như Zanamivir and Oseltamivir, có ít tác dụng phụ hơn và ít dẫn đến kháng thuốc hơn. Tuy nhiên thuốc này đắt hơn và không phổ biến ở nhiều nước. Đối với các trường hợp cúm nặng, cần phải nhập viện, chăm sóc tăng cường và điều trị kháng sinh để đề phòng nhiễm khuẩn thứ phát và hỗ trợ hô hấp.

Như trên đã cho biết, virus cúm không bị diệt bởi kháng sinh, thuốc diệt virus khó tiếp cận và dễ bị kháng lại. Các biện pháp Y học cổ truyền như nồi nước xông, đánh cảm… đôi khi không sẵn có hay phải mất thời gian chuẩn bị, không được tiện lợi. Một liệu pháp điều trị rất dân dã, đơn giản, luôn sẵn có mà hiệu quả cao xin được giới thiệu là UV.

Liệu pháp như sau: Khi nhận thấy có dấu hiệu của cảm cúm như sốt, đau đầu, đau xương khớp… (giai đoạn mới khởi bệnh) thì:

Uống khoảng 150 đến 250ml nước (có thể là nước pha Oresol, nước trái cây hoặc nước sôi nguội…)
Rồi vận động liên tục (như chạy, tập thể dục, tập xà nếu có thể… không bơi lội) trong vòng 45 phút đến 90 phút (tùy người) (hình 2 và 3). Ra mồ hơi và thở sâu, hổn hển càng nhiều càng tốt (hình 4).
Vào khoảng giữa thời gian vận động trên uống thêm 150 đến 250ml nước nữa.

Chạy là liệu pháp điều trị cảm cúm
Hình 2. Chạy là liệu pháp điều trị cảm cúm có hiệu quả cao.

Bệnh cảm cúm có thể thuyên giảm được 70-90%, tùy người và tùy vào cường độ và thời gian vận động UV trên đây. Một ngày có thể thực hành UV 2-3 lần, cách nhau 3-5 tiếng. Có thể thực hành này được dùng cùng với sử dụng thuốc chống cảm cúm hay các biện pháp Y học cổ truyền.

Điều kiện chỉ định thực hành UV: Trước hết, người bệnh phải có quyết tâm cao (vì khi bị cảm cúm thường mệt mỏi), không có quyết tâm cao thì không thực hiện được. Thực hành này được chỉ định vào thời kỳ đầu của bệnh cảm cúm, cơ thể không quá mệt mỏi, không bị bệnh tim hay huyết áp cao… Nơi vận động nên tránh gió lùa. Liệu pháp này cũng có thể được sử dụng trong giai đoạn đầu của bệnh sởi.

Tập thể dục thể lực.
Hình 3. Tập thể dục thể lực.

Giải thích cơ chế: Vận động trong liệu pháp UV (như chạy, tập thể dục, tập xà…) làm tăng tuần hoàn của cơ thể, tăng bài tiết qua hô hấp, nước tiểu, mồ hôi. Uống nước vào sẽ làm cho quá trình bài tiết này tăng mạnh hơn nữa và sẽ đào thải virus rất nhanh. Nồng độ virus trong tế bào cơ thể giảm mạnh. Hơn nữa, vận động lại làm tăng cường thể trạng của người bệnh nên tăng sức đề kháng của cơ thể với virus. Nếu thực hành UV 2-3 lần/ngày thì nồng độ virus trong cơ thể giảm được tối đa, cơ thể tăng cường đề kháng với virus tối đa, như vậy sẽ thuyên giảm bệnh cảm cúm tối đa.

Chảy mồ hôi sau vận động.
Hình 4. Chảy mồ hôi sau vận động.

Lợi ích của liệu pháp UV: Giảm nhanh các triệu chứng cảm cúm ngay sau thực hành, có thể chữa khỏi hoàn toàn cảm cúm sau 2-3 lần tập. Liệu pháp rất đơn giản, dễ làm và thực hành bất kì nơi nào thậm chí ngay trong phòng ngủ. Hầu như không tốn kém chi phí gì.

Chú ý: Không nên áp dụng liệu pháp này cho các bệnh gây ra do virus khác (Sốt xuất huyết).

Khi cần các bạn có thể liên hệ tư vấn liệu pháp UV theo số máy: 0912.505.023.

Chúc các bạn thành công!

Doctor SAMAN
PGS.TS Y học Vũ Khắc Lương, Giảng viên cao cấp Trường Đại học Y Hà Nội

Nguồn từ website: yhocbandia.vn

The post Hạn chế của Tây Y trong điều trị cảm cúm và chúng ta phải làm sao? appeared first on Gia Đình Khỏe AZ.]]>