Gia Đình Khỏe AZ

Cây nhân sâm – cây thuốc nam quý đến từ thiên nhiên

cay-nhan-sam

Cây nhân sâm - cây thuốc nam quý

Người ta thường ví “quý như nhân sâm”. Vậy cây nhân sâm là gì? Loại cây này được phân loại như thế nào? Nhân sâm mang lại tác dụng gì cho sức khỏe, khi sử dụng thực phẩm này này cần kiêng kị gì không? Tất cả những thắc mắc đó sẽ được giải đáp trong bài viết này.

1. Cây nhân sâm là gì?

Nhân sâm là loài thực vật thuộc họ Ngũ Gia Bì. Chúng còn có tên gọi là dã nhân sân hoặc viên sâm, tên tiếng Anh là Ginseng. Cây nhân sâm thường được thu hoạch vào tháng 9 và tháng 10, và nếu thu hoạch những nơi cây sống từ 6 năm trở lên mới là những cây nhân sâm tốt.

Cây nhân sâm đã xuất hiện từ rất lâu đời và đã được biết đến như một vị thuốc “cải tử hoàn sinh”. Theo ghi chép của y học cổ truyền Trung Hoa, từ hơn 3000 năm trước Công Nguyên nhân sâm đã được xem như một vị thần dược chỉ được dùng cho vua chúa.

Cây nhân sâm

2. Phân loại cây nhân sâm

Cây nhân sâm có nhiều cách phân loại khác nhau, trong đó có các phân loại phổ biến nhất là dựa theo sự sinh trưởng và dựa theo cách thức chế biến. Cụ thể như sau:

Dựa vào thời kỳ sinh trưởng, nhân sâm có 3 loại:

Nhân sâm trồng: Được nuôi trồng trên đồng ruộng theo phương pháp nhân tạo, có hình dáng như cơ thể con người, thường có 2 nhánh lớn được xem như là chân người. Rễ mọc từ hai “chân” này. Kích thước, hình dáng, số dễ mọc ra sẽ có sự khác nhau giữa từng phương pháp trồng, chăm sóc và đặc điểm của thổ nhưỡng.

Nhân sâm Jang- nue: Loại này được nhân giống từ loại nhân sâm núi. Chúng không có thân, phần đầu nối liền với hai chân. Nhân sâm Jiang- nue chỉ phù hợp ở các vùng núi sâu và sinh trưởng tốt dưới các tán cây cổ thụ.

Nhân sâm núi: Đâu là loại nhân sâm mọc tự nhiên ở các vùng núi sâu. Chúng phát triển hoàn toàn tự nhiên nên đây là loại nhân sâm tốt nhất và rất hiếm gặp. Nếu không phải là chuyên gia hoặc không tìm hiểu nhiều về nhân sâm thì chúng ta khó có thể xác định được tuổi thọ của loại nhân sâm này.

Cây nhân sâm núi

Phân loại cây nhân sâm theo cách chế biến

Dựa theo cách chế biến, người ta chia nhân sâm thành 4 loại cơ bản gồm:





Nhân sâm tươi: Tức là loại vừa được thu hái lên từ mặt đất và để nguyên như vậy. Loại này có thể dùng để ngâm rượu, bổ sung vào sữa, làm trà sâm, gà tần nhân sâm,…. Nhân sâm tươi cũng sẽ được xác định tuổi thọ thông qua số tuổi.

Bạch sâm: Là loại đã được phơi khô từ nhân sâm tươi. Sau khi được phơi dưới ánh nắng mặt trời chỉ còn lại 14% nước, chúng có màu trắng sữa nên có tên gọi là bạch sâm. Bạch sâm có thể bảo quản trong thời gian dài do đã được sơ chế.

Hồng sâm: Hồng sâm là loại nhân sâm có phần ruột màu hồng do được phơi khô chỉ còn lại 14% nước và đã trải qua quá trình chọn lọc kỹ lưỡng về chất lượng cũng như hình dáng từ nhân sâm tươi. Sau khi sơ chế chúng lại tiếp tục được chia thành thiên sâm, lương sâm, địa sâm tùy vào chất lượng và hình dáng bên ngoài. Hồng sâm được chưng cất thêm nhiều thành phần bổ dưỡng khác nên tốt hơn nhiều so với nhân sâm tươi và bạch sâm.

Thái cực sâm: Loại này được chế biến dưới nhiệt độ cao trong thời gian dài từ nhân sâm tươi. Khi phần vỏ chuyển sang màu đỏ thì được sấy khô. Loại này cũng có giá trị dinh dưỡng rất cao.

Phân loại cây nhân sâm

3. Tác dụng của cây nhân sâm

Dân gian thừng có câu “quý như nhân sâm” đủ đã hiểu cây thuốc nam này quý đến mức nào. Theo nghiên cứu của y học hiện đại cũng như y học cổ truyền, nhân sâm mang lại rất nhiều tác dụng tốt cho con người như:

– Tăng sức đề kháng, bồi bổ sức khỏe

– Làm chậm quá trình lão hóa da, giúp kéo dài tuổi thanh xuân cho chị em phụ nữ

– Thúc đẩy tuần hoàn máu, đẩy nhanh quá trình tái tạo hồng cầu, phòng ngừa tình trạng thiếu máu

– Ngăn ngừa bệnh về huyết áp, tim mạch

– Tăng cường trí nhớ, giúp tinh thần minh mẫn, thông tuệ, giảm stress, căng thẳng, tăng khả năng tập trung…

– Hỗ trợ điều trị đau dạ dày, tiểu đường, phòng ngừa chứng xơ cứng động mạch, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh ung thư

– Cải thiện giấc ngủ, giải độc gan, giảm nguy cơ mắc các bệnh về cơ địa

– Ổn định nhu động ruột, khắc phục chứng táo bón, tiêu chảy,…

– Giúp tăng cường chức năng sinh lý cho cả nam và nữ. Đồng thời, cải thiện tình trạng rối loạn cương dương ở nam giới.

Tác dụng của cây nhân sâm

4. Những điều kiêng kỵ khi dùng nhân sâm

Mặc dù nhân sâm rất tốt cho sức khỏe, mang lại giá trị dinh dưỡng cao nhưng nếu sử dụng không hợp lý hoặc chế biến không đúng cách sẽ gây ra khá nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, khi dùng nhân sâm, mọi người cần kiêng kỵ những vấn đề sau:

– Không dùng dụng cụ bằng kim loại để nấu nhân sâm

– Kỵ uống trà sau khi dùng nhân sâm

– Không ăn nhân sâm cùng hải sản và củ cải.

– Không cho trẻ nhỏ dùng nhân sâm vì có thể khiến trẻ dậy thì sớm

– Không sử dụng quá nhiều nhân sâm, cơ thể không tiêu hóa hết sẽ gây ảnh hưởng cho sức khỏe.

Chính vì cây nhân sâm rất tốt nên sản phẩm Hàu Biển Ob New đã sử dụng nhân sân để bổ huyết, sinh tinh và hải sâm cát cùng hàu biển sữa mang đến sản phẩm tăng cường sinh lý nam giới an toàn và hiệu quả ngay tại nhà. Trên đây là một số thông tin cơ bản về cây nhân sâm. Hy vọng đã chia sẻ đến bạn đọc thêm nhiều thông tin hữu ích!

TÀI TRỢ QUẢNG CÁO